TIẾN
TRÌNH LỊCH SỬ GIAO CHÂU
Sau cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng,
Nam Âu Lạc chính thức nằm dưới sự cai trị của nhà Đông Hán, tuy nhiên suốt nhiều
năm, vùng đất nằm giữa triều đình phương bắc với thuộc địa phương nam là Vũ
Lăng và Linh Lăng, dân chúng nổi lên làm phản không ngừng.
Hậu Hán thư chép: “Quang Vũ nổi lên
giữa chừng, người Man Di ở quận Vũ Lăng lớn mạnh. Năm Kiến Vũ thứ hai mươi ba (năm
47), bọn Tinh phu Đan Trình chiếm chỗ hiểm yếu của quận, cướp chiếm quận huyện.
Sai Vũ Uy Tướng quân Lưu Thượng phát binh ở Nam Quận, Trường Sa, Vũ Lăng hơn vạn
người, cưỡi thuyền đi ngược sông Nguyên, vào huyện Vũ Khê đánh chúng. Thượng
khinh thường quân địch, vào đất hiểm trở, nước trong khe núi chảy xiết, thuyền
bè không thể đi lên. Người Man biết Thượng vào nơi xa, lương thực ít, lại không
biết rõ đường lối, bèn đóng đồn tụ tập ở chỗ hiểm trở. Lương thực của Thượng hết,
dẫn quân trở về, người Man chặn đường hiểm đón đánh, quân của Thượng thua to, đều
bị giặc giết. Năm thứ hai mươi tư (năm 48), bọn Tương Đan Trình xuống đánh huyện
Lâm Nguyên, sai Yết giả Lí Tung, Trung Sơn Thái thú Mã Thành đánh chúng, không
thắng được. Mùa xuân năm sau (năm 49), sai bọn Phục Ba Tướng quân Mã Viện,
Trung lang tướng Lưu Khuông, Mã Vũ, Tôn Vĩnh đem binh đến huyện Lâm Nguyên,
đánh phá chúng. Bọn Đan Trình khốn cùng, xin hàng, gặp lúc Viện bệnh chết, Yết
giả Tông Quân nghe thấy đều xin hàng, đặt ra quan lại, các bộc lạc người Man đều
dẹp yên.
Năm Kiến Sơ đầu tiên thời Túc Tông (năm
76), người Man ở giữa vùng sông Lễ, quận Vũ Lăng là bọn Trần Tòng làm phản, vào
giữa biên giới của người Man ở huyện Linh Dương. Mùa đông năm đó, Tinh phu người
Ngũ Lí Man ở huyện Linh Dương theo quận đánh phá Trần Tòng, bọn Tòng đều hàng.
Mùa đông năm thứ ba (năm 78), người Man ở giữa vùng sông Lâu là bọn Đàm Nhi Kiện
lại làm phản, đánh đốt biên giới huyện Linh Dương, Tác Dung, Sàn Lăng. Mùa xuân
năm sau (năm 79), phát quan quân ở bảy quận của Kinh Châu cùng bọn thỉ hình ở
quận Nhữ Nam, Dĩnh Xuyên hơn năm nghìn người, đến giữ huyện Linh Dương, chiêu mộ
thêm người Ngũ Lí Man ở huyện Sung bốn nghìn người, đánh giặc ở sông Lễ. Mùa
xuân năm thứ năm (năm 80), bọn Đàm Nhi Kiện xin hàng, không cho. Quận nhân đó
đem binh đi lên, đánh với giặc ở Hoành Hạ, đại phá chúng, chém đầu Nhi Kiện,
còn lại đều bỏ trại chạy về giữa vùng sông Lâu, lại sai người đến xin hàng, mới
cho. Do đó bỏ việc đóng đồn binh ở quận Vũ Lăng, ban thưởng đều có thứ bậc.
Mùa đông năm Vĩnh Nguyên thứ tư thời
Hòa Đế (năm 92), người Man ở giữa vùng sông Lễ, sông Lâu là bọn Đàm Nhung làm
phản, đốt phá bưu đình, giết hại quan dân, quân ở quận đánh phá chúng. Năm Nguyên
Sơ thứ hai thời An Đế (năm 115), người Man giữa vùng sông Lễ vì quận huyện bắt
lao dịch, nộp thuế không yên ổn, mang lòng oán giận, bèn tụ tập các bộ lạc ở
huyện Sung hơn hai nghìn người, đánh thành giết trưởng lại. Châu quận chiêu mộ
người Ngũ Lí Man, binh ở Lục Đình đuổi đánh, phá chúng, đều tan chạy, xin hàng.
Ban cho cừ súy của người Ngũ Lí, Lục Đình vàng, lụa, đều có thứ bậc. Mùa thu
năm sau (năm 116), người Man ở giữa vùng sông Lâu, sông Lễ bốn nghìn người đều
làm giặc cướp. Lại có người Man ở huyện Linh lăng là bọn Dương Tôn, Trần Thang
hơn nghìn người, đội khăn đỏ, xưng là Tuớng quân, đốt dinh quan, cướp chiếm
trăm họ. Châu quận chiêu mộ người Man đánh dẹp chúng”.
Trong khi đó, ở Giao Chỉ, Cửu Chân
và Nhật Nam dân chúng lại rất thuần phục triều đình. Chỉ có duy nhất cuộc nổi
loạn, ở Tượng Lâm, Nhật Nam năm 100, nơi cực nam của lãnh thổ.
Hậu Hán thư chép: “Năm Nguyên Hòa đầu tiên thời Túc
Tông (năm 84), người Man Di ở ngoài cõi Nhật Nam là Cứu Bất Sự Nhân dâng tê
giác, chim trĩ trắng. Tháng tư mùa hạ năm Vĩnh Nguyên thứ hai mươi thời Hòa Đế (năm
100), hơn hai nghìn người Man Di ở Tượng Lâm, Nhật Nam cướp bóc trăm họ, đốt
cháy chùa quan, quận huyện phát binh đánh dẹp, chém cừ súy của chúng, bọn còn lại
bèn hàng. Do đó đặt trưởng sử, tướng binh ở Tượng Lâm để ngăn ngừa nạn ở đất
này. Năm Vĩnh Sơ đầu tiên (năm 107) thời An Đế, người Man Di Dạ Lang ở ngoài
cõi Cửu Chân đưa cả bộ lạc nội thuộc, mở đất một nghìn tám trăm bốn mươi dặm.
Năm Nguyên Sơ thứ hai (năm 115), người Man Di ở Thương Ngô làm phản. Năm sau (năm
116), liền chiêu dụ mấy nghìn người người Man, Hán ở Úc Lâm, Hợp Phố đánh quận
Thương Ngô. Đặng Thái hậu sai Thị ngự sử Nhậm Trác nhận mệnh tha kẻ có tội, giặc
đều hàng, tan vỡ. Năm Diên Quang đầu tiên (năm 122), người Man ở ngoài cõi Cửu
Chân cống nạp, nội thuộc. Năm thứ ba (năm 124), người Man ở ngoài cõi Nhật Nam
lại đến nội thuộc. Năm Vĩnh Kiến thứ sáu thời Thuận Đế (năm 131), Diệp Điều
Vương ở Nhật Nam kiếu ngoại tiện sai sứ giả đến cống nạp, Hoàng đế ban cho ấn
vàng dây thao đỏ”.
I
– LÂM ẤP VÀ HỌ CHU
Hậu Hán thư chép: “Năm Vĩnh Hòa thứ
hai (năm 137), người Man Di ở vùng Kiếu Ngoại huyện Tượng Lâm, quận Nhật Nam là
bọn Khu Liên mấy nghìn người đánh huyện Tượng Lâm, đốt sở quan, giết trưởng lại.
Giao Chỉ Thứ sử Phàn Diễn phát binh ở hai quận Giao Chỉ, Cửu Chân hơn vạn người
cứu huyện Tượng Lâm. Quân sĩ sợ đi thú nơi xa, bèn làm phản, đánh phủ của quận.
Hai quận tuy đánh phá kẻ làm phản, nhưng thế của giặc chuyển thêm mạnh. Gặp lúc
Thị ngự sử Hạ Xương đi sứ đến quận Nhật Nam, liền cùng châu quận hợp sức đánh
chúng, không lợi, rồi bị giặc đánh. Vây hơn một năm mà lương thực của quân
không chở đến, Hoàng đế lấy làm lo lắng. Năm sau (năm 138), gọi trăm quan hàng
công khanh cùng quan Duyện ở bốn phủ, hỏi kế sách của họ, đều bàn sai Đại tướng,
phát binh ở các châu Kinh, Dương, Duyện, Dự bốn vạn người đến đánh giặc. Đại tướng
quân Tòng sự Trung lang Lí Cố bác đi nói:
“Nếu châu Kinh, Dương không có việc
gì, có thể phát binh. Nay giặc cướp ở hai châu tụ tập không tan, người Man Di ở
quận Vũ Lăng, Nam Quận chưa phá được, người ở quận Trường Sa, Quế Dương nhiều lần
bị bắt đi đánh dẹp, lại thêm nhiễu động, hẳn càng sinh hại. Đó là không nên thứ
nhất. Lại thêm quân dân ở châu Duyện, Dự bị bắt đi đánh dẹp, đi xa vạn dặm,
không có ngày về, chiếu lệnh bức bách, sẽ dẫn đến phản loạn. Đó là không nên thứ
hai. Phương nam đất nước nóng ẩm, có thêm khí độc, đến nơi thì kẻ chết đến bốn
năm phần mười. Đó là không nên thứ ba. Lội vào nơi xa vạn dặm, quân sĩ khổ sở,
nếu đến Lĩnh Nam, không thể đánh nhau. Đó là không nên thứ tư. Quân đi ba mươi
dặm một ngày, mà đi quận Nhật Nam hơn chín nghìn dặm, ba trăm ngày mới đến,
tính ra mỗi người nhận năm thăng, dùng gạo sáu mươi vạn hộc, không kể thức ăn
cho quan lại, tướng suý, lừa ngựa, chỉ mang áo giáp tự cấp, phí tổn như vậy. Đó
là không nên thứ năm. Đem quân đến nơi đó, người chết rất nhiều, đã không đủ để
chống giặc, nên đổi lại, đấy là cắt tim bụng để bổ vá bốn tay chân. Đó là không
nên thứ sáu. Quận Cửu Chân, Nhật Nam cách nhau nghìn dặm, phát quan dân nơi này
đi mà còn không chịu được, huống chi quân sĩ ở bốn châu, đi đến nơi xa vạn dặm
sao! Đó là không thể thứ bảy. Trung lang tướng Doãn Tựu trước kia đánh dẹp người
Khương làm phản ở Ích Châu, ngạn ngữ Ích Châu nói: “Giặc đến còn được, Doãn đến
giết ta”. Sau Tựu trở về, đem binh giao phó cho Thứ sử Trương Kiều. Kiều dựa
vào quan tướng của Tựu, trong một tháng, phá hết quân giặc. Đấy là phát Tướng
đi thì không có hiệu quả, châu quận làm việc thì có hiệu quả vậy. Nên chọn người
dũng lược làm làm tướng suý, lấy làm Thứ sử, Thái thú, sai hết cùng đến quận
Giao Chỉ. Nay quân ở Nhật Nam lẻ loi không có thóc gạo, giữ đã không đủ, đánh lại
không được. Nên trước hết đến gần quan dân của quận ấy, phía bắc dựa vào quận
Giao Chỉ, sau khi việc yên, lại ra lệnh trở về đất cũ. Lại chiêu mộ người Man
Di, sai chúng tự đánh nhau, chuyển chở vàng, vải đến để cấp cho chúng làm của
riêng. Có thể chia rẽ kẻ đứng đầu, hứa sẽ phong tước Hầu, thưởng cho kẻ dũng cảm.
Tinh Châu Thứ sử Chúc Lương ngày trước là người quận Trường Sa, tính quyết
đoán, lại có Trương Kiều ở quận Nam Dương nữa, trước ở Ích Châu có công phá giặc,
đều có thể làm việc. Xưa Thái Tông phong Ngụy Thượng làm Vân Trung Thái thú, Ai
Đế lại phong Cung Xá làm Thái Sơn Thái thú. Nên phong cho bọn Lương, nhanh đến
nhận chức quan”.
Bốn phủ đều theo lời bàn của Cố, liền
phong Chúc Lương làm Cửu Chân Thái thú, Trương Kiều làm Giao Chỉ Thứ sử. Kiều đến,
trước tiên ra cáo thị vỗ về, giặc đều hàng, tan rã. Lương đến quận Cửu Chân, một
mình ngồi xe vào trong quân giặc, đặt ra kế sách, chiêu dụ dùng uy tín, kẻ hàng
mấy vạn người, đều được Lương đưa đi xây dựng dinh quan. Do đó đất Lĩnh Ngoại lại
yên”.
Theo như Hậu Hán thư thì, cuộc nổi
dậy khởi phát từ vùng kiếu ngoại Tượng Lâm, Thứ sử Phàn Diễn phát binh ở Giao
Chỉ và Cửu Chân, nhưng ngược lại bị lính ở hai quận ấy, làm phản đánh trị quận.
Rồi cả Thị ngự sử Hạ Xương, sau đó tiến đánh nhưng vẫn không dẹp được, cuối
cùng đành phải theo lời Lý Cố. Kết quả Thứ sử Trương Kiều đã hàng được giặc ở
Giao Chỉ, Thái thú Chúc Lương làm tan giặc ở Cửu Chân. Nhưng còn giặc ở quận Nhật
Nam thì sao?
Xét kỹ lời bàn của Cổ để thấy Nhật
Nam ra sao? “Nay quân ở Nhật Nam lẻ loi không có thóc gạo, giữ đã không đủ,
đánh lại không được. Nên trước hết đến gần quan dân của quận ấy, phía bắc dựa
vào quận Giao Chỉ, sau khi việc yên, lại ra lệnh trở về đất cũ. Lại chiêu mộ
người Man Di, sai chúng tự đánh nhau, chuyển chở vàng, vải đến để cấp cho chúng
làm của riêng. Có thể chia rẽ kẻ đứng đầu, hứa sẽ phong tước Hầu, thưởng cho kẻ
dũng cảm”. Vậy, lính ở Nhật Nam, lẻ loi lại không có thóc gạo, không thể giữ được,
nên lệnh trở về, đồng thời chiêu dụ, hòa thuận với Giao Chỉ, Cửu Chân, sau khi
việc yên, mới chiêu mộ người Man Di, sai chúng tự đánh nhau, đồng thời ban tặng,
phong hầu nhằm chia rẽ kẻ đứng đầu. Theo như kế của Cố thì Kiều và Lương mới chỉ
yên được Giao Chỉ và Cửu Chân. Nên Nhật Nam do thủ lĩnh Khu Liên kiểm soát. Việc
làm theo kế hoạch của Cố cũng bởi hoàn cảnh, vì:
Hậu Hán thư chép: “Năm Vĩnh Hòa đầu
tiên thời Thuận Đế (năm 136), Vũ Lăng Thái thú gửi thư lên nói là người Man Di
thần phục, có thể xem là người Hán, tăng thêm tô thuế của họ. Người bàn bạc đều
cho là có thể. Chỉ có Thượng thư lệnh Ngu Hủ dâng tấu nói: “Bậc Vương thánh hiền
từ xưa, không thần phục tục khác, không có đức thì không thể đến, uy không thể
thêm, biết lòng họ tham lam, khó có thể dùng lễ. Cho nên lấy sự ràng buộc lỏng
lẻo mà vỗ vỗ họ, hàng phục thì nhận mà không chống lại, làm phản thì bỏ mà
không đuổi theo. Phép tắc xưa của Tiên Đế, cống thuế bao nhiêu, ghi rõ lâu rồi.
Nay bỗng nhiên tăng thêm, hẳn sẽ giận mà làm phản. Xét cái được của việc này,
không bù đủ cho cái mất, sẽ để mối hại sau này”. Hoàng đế không theo. Mùa đông
năm đó, người Man ở giữa vùng sông Lâu, sông Lễ quả nhiên nói là việc cống vải
khác với phép tắc lúc trước, rồi giết quan lại ở địa phương, dấy quân chúng các
bộ lạc làm phản. Mùa xuân năm sau (năm 137), người Man hai vạn người vây thành
huyện Sung, tám nghì người cướp huyện Di Đạo. Sai Vũ Lăng Thái thú Lí Tiến đánh
phá chúng, chém mấy trăm thủ cấp, còn lại đều hàng phục. Tiến bèn cắt giảm việc
chọn quan lại, được ý muốn hòa thân của họ. Ở quận được chín năm, Lương Thái hậu
nắm chính sự ở triều đình, chiếu lệnh phong thêm thứ bậc cho Tiến, bổng đến hai
nghìn thạch, ban cho tiền hai mươi vạn”.
Rõ ràng, sự nhiễu loạn không dừng lại
ở Bộ Giao Chỉ mà xuất hiện ở bốn châu Kinh, Dương, Duyên, Dự. Cho thấy bầu
không khí nặng nề bao trùm toàn bộ xã hội, dân chúng đang trong trạng thái kích
động.
Hậu Hán thư chép: “Năm Kiến Khang đầu
tiên (năm 144), hơn nghìn người Man Di ở quận Nhật Nam lại đánh đốt huyện ấp, rồi
khích động quận Cửu Chân, cùng liên kết với nhau. Giao Chỉ Thứ sử Hạ Phương là
người quận Cửu Giang dùng ân chiêu dụ, giặc đều hàng phục. Lúc Lương Thái hậu nắm
chính sự ở triều đình, khen công của Phương, chuyển làm Quế Dương Thái thú”.
Bảy năm sau, người Man Di ở quận Nhật
Nam lại nổi loạn. Căn cứ vào số người tham gia đánh đốt huyện ấp, chúng ta biết
được quy mô của cuộc bạo loạn là tương đối nhỏ. Thế nhưng lại có thể kích động
được quận Cửu Chân. Thì hẳn là, địa điểm khởi phát phải ở khu vực biên giới của
Nhật Nam và Cửu Chân.
Phán đoán: Chúng ta nhận thấy là,
những cuộc nổi dậy của người Man Di sau khởi nghĩa Hai Bà, đều bị Đông Hán đem
binh đàn áp. Có duy nhất trường hợp năm 138 ở Giao Chỉ và Cửu Chân, tuy nhiên
đó là vì hai cuộc tấn công trước bằng quân sự của bắc triều không có tác dụng
gì và tại thời điểm đó nhà Đông Hán không thể dùng sức mạnh quân sự. Do đó, việc
Thứ sử Hạ Phương sử dụng hình thức chiêu dụ, mà có hơn ngàn người Man Di khiến
chúng ta không thể không nghi vấn. Thêm đó, trong khi Lương thái hậu khen
Phương, thì lại chuyển Phương từ chức Thứ sử sang làm chức Thái thú. Nên chúng
ta đưa ra phán đoán rằng: Có thể, Khu Liên đã tổ chức cuộc tấn công ở ven biên
giới Nhật Nam và kích động dân chúng quận Cửu Chân.
Tổng
kết:
Vùng lãnh thổ ban đầu mà Khu Liên kiểm soát vượt ra ngoài huyện Tượng Lâm, chiếm
phần nhiều lãnh thổ quận Nhật Nam.
Tấn thư chép: “Năm Vĩnh Hòa thứ sáu
thời Thuận Đế (năm 141), Giao Chỉ Thái thú Chu Xưởng xin lập làm châu, triều
đình bàn bạc không cho phép, liền bái Xưởng làm Giao Chỉ Thứ sử. Hoàn Đế chia
ra lập nên quận Cao Hưng, Linh Đế đổi tên là Cao Lương”.
Như vậy: Phàn Diễn làm Thứ sử tới
năm 138, cũng năm này Trương Kiều lên thay, Chúc Lương làm Thái thú Cửu Chân.
Năm 141 Thái thú Giao Chỉ tên Chu Xưởng xin lập thành châu, triều đình không
cho phép, nhưng bái Xưởng làm Thứ sử. Năm 144 có loạn ở Nhật Nam và Cửu Chân,
sau đó Hạ Phương thôi chức Thứ sử.
Lưu ý: Việc Chu Xưởng xin lập châu
cũng như được bái làm Thứ sử cho thấy thế lực của vị Thái thú này.
Hậu Hán thư chép: “Tháng mười một
năm Vĩnh Thọ thứ ba (năm 157), người Man ở quận Trường Sa làm phản, đóng đồn ở
huyện Ích Dương. Đến mùa thu năm Diên Hi thứ ba (năm 160), bèn cướp chiên ở ven
quận, quân chúng đến hơn vạn người, giết hại trưởng lại. Lại có người Man ở quận
Linh Lăng vào quận Trường Sa. Mùa đông, người Man ở quận Vũ Lăng hơn sáu nghìn
người cướp quận Giang Lăng, Kinh Châu Thứ sử Lưu Độ, Yết giả Mã Mục, Nam Quận
Thái thú Lí Túc đều bỏ chạy. Quan Chủ bạ của Lí Túc là Hồ Sảng kéo cương ngựa
cúi đầu căn ngăn nói: “Người Man Di thấy quận không đề phòng, cho nên dám thừa
lúc sơ hở mà đến. Minh Phủ là đại thần của nước, thành dài nghìn dặm, giương cờ
đánh trống, nói phao lên là mười vạn người, cớ sao giao phó quyền giữ phủ, lại
làm người trốn chạy vậy!”. Túc rút đao chĩa vào Sảng nói: “Quan Duyện vội vã bỏ
đi! Thái thú nay nguy cấp, sao nhàn rỗi mưu tính việc này”. Sảng ôm lấy ngựa cố
ngăn lại, Túc bèn giết Sảng mà chạy. Hoàng đế nghe tin, chém Túc bêu ở chợ, bắt
giết cả bọn Độ, Mục, đưa thây Sảng về đến cổng làng, phong cho một người nhà
làm quan Lang. Do đó lấy Hữu Hiệu lệnh Độ Thượng làm Kinh Châu Thứ sử, đánh giặc
ở quận Trường Sa, dẹp yên. Lại sai Quân Kị Tướng quân Phùng Cổn đánh người Man ở
quận Vũ Lăng, giặc đều hàng, tan vỡ. Quân trở về, giặc lại cướp quận Quế Dương,
Thái thú Sưu Tích bỏ chạy. Người Man ở quận Vũ Lăng cũng đến đánh quận này,
Thái thú Trần Phụng thống lĩnh quan quân đánh phá chúng, chém hơn ba nghìn thủ
cấp, kẻ hàng hơn hai nghìn người”.
Và Hậu Hán thư chép: “Năm Vĩnh Thọ
thứ hai thời Hoàn Đế (năm 156), Cư Phong Lệnh tham lam, tàn bạo không có độ lượng,
người trong huyện là Chu Đạt cùng người Man Di tụ tập, đánh giết huyện lệnh,
quân chúng có đến bốn năm nghìn người, tiến đánh quận Cửu Chân, Cửu Chân Thái
thú Nghê Thức chết trong trận. Chiếu lệnh ban cho sáu mươi vạn tiền, ban cho
hai con làm quan Lang. Sai Cửu Chân Đô úy Ngụy Lãng đánh phá chúng, chém hai
nghìn thủ cấp, cừ súy vẫn đồn đóng ở quận Nhật Nam, quân chúng thêm lớn. Năm
Diên Hi thứ hai (năm 159), chiếu lệnh phong lại Hạ Phương làm Giao Chỉ Thứ sử.
Ân uy của Phương vốn có từ trước, quân giặc ở Nhật Nam nghe tin, hơn hai vạn
người cùng nhau đến gặp Phương xin hàng”.
Chúng ta lại thấy thêm, sự nổi dậy
của người Man Di, trên toàn vùng lĩnh ngoại, qua đó thấy được vị trí của cuộc
khởi nghĩa tại Cổ Việt trong tổng thể. Và Hạ Phương được tái chức Thứ sử Giao
Chỉ, cũng như lại dùng ân uy mà chiêu dụ giặc. Tất nhiên là sau khi nhà Đông
Hán sử dụng biện pháp quân sự nhưng không đạt được mục đích.
Qua chuyện Trương Kiều, Chúc Lương,
Lý Tiến, Hạ Phương, chúng ta nhận thấy nhà Đông Hán phong chức quan trước, sau
đó sai đi dẹp giặc, nên có thể Ngụy Lãng cũng vậy. Được phong làm Đô úy quận Cửu
Chân, rồi được sai đi đánh Chu Đạt.
Theo như Hậu Hán thư chép thì, Chu
Đạt khởi binh ở Cửu Chân, nhưng sau rút lui và đồn trú tại Nhật Nam quân binh
ngày càng thêm mạnh, nhưng cuối cùng hàng nhà Đông Hán. Qua đó, thấy được tầm ảnh
hưởng của Chu Đạt.
Lưu ý: Chúng ta biết thêm một nhân
vật họ Chu nữa, có tầm ảnh hưởng. Nhưng nhân vật Chu Đạt này với Thứ sử Giao Chỉ
tên Chu Xưởng có mối quan hệ không? Thủ lĩnh cuộc nổi dậy người ở đâu? Xét
thêm:
Tam quốc chí chép: “Cửu Chân Thái
thú Đam Manh vì cha vợ là Chu Kinh mà đặt ra nguời chủ, đều mời quan lớn, lúc uống
rượu say thì bày nhạc, quan Công tào Ngu Hâm đứng dậy múa kéo lấy Kinh, Kinh
không đứng lên, Hâm vẫn bức bách, Manh giận sai lấy gậy đánh Hâm, chết ở trong
quận. Em của Hâm là Miêu thống lĩnh quân chúng đánh phủ, lấy tên độc bắn Manh,
Manh ngã xuống chết. Giao Chỉ Thái thú Sĩ Tiếp sai binh đến đánh, nhưng không
thắng được”.
Sĩ Tiếp làm Thái thú từ thời Thứ sử
Lý Tiến, khoảng giữa năm Trung Bình đời Hán Linh Đế, vậy Đam Manh cũng làm Thái
thú khoảng thời gian ấy trở đi. Do đó, rất có thể cha vợ của Manh tên Kinh sống
cùng thời với Đạt. Cả hai đều cùng họ Chu lại cùng sống ở Cửu Chân. Giữa hai
nhân vật này có mối quan hệ không?
Qua việc Đam Manh giết Công tào Ngu
Hâm, cũng như bị em của Hâm là Ngu Miên thống lĩnh quân chúng đánh phủ, giết
Manh, sau lại bị Tiếp sai binh đánh, nhưng không thắng được. Cho thấy, tại Cửu
Chân không độc tôn thế lực quân sự.
Hậu Hán thư chép: “Năm Kiến Ninh thứ
ba thời Linh Đế (năm 170), Úc Lâm Thái thú Cốc Vĩnh dùng uy tín dụ hơn mười vạn
người Ô Hử nội thuộc, đều trao cho dải mũ, đặt ra mười bảy huyện. Tháng mười
hai mùa đông năm Hi Bình thứ hai (năm 173), người ở vùng Kiếu Ngoại quận Nhật
Nam qua nhiều lần phiên dịch cống nạp. Năm Quang Hòa đầu tiên (năm 178), người
Ô Hử Man ở quận Giao Chỉ, Hợp Phố làm phản, chiêu dụ người Cửu Chân, Nhật Nam,
tụ hội mấy vạn người, đánh chiếm quận huyện. Năm thứ tư (năm 181), Thứ sử Chu
Tuấn đánh phá chúng. Năm thứ sáu (năm 183), người ở vùng Kiếu Ngoại quận Nhật
Nam lại đến cống nạp”.
Cuộc khởi nghĩa năm 178, cho thấy
quy mô cũng như mối quan hệ đặc biệt giữa Cổ Việt với Hợp Phố. Đồng thời cũng
cho biết vị Thứ sử người quận Cối Kê họ Chu tên Tuấn. Đến năm 184, Chu Tuấn
tham gia dẹp giặc Khăn Vàng.
Bách Việt tiên hiền chí chép: “Sai
Lí Tiến làm Vũ Lăng Thái thú đem binh đến đánh, đại phá chúng. Tiến cắt giảm
tuyển chọn tướng súy, quan lại, được lòng dân chúng. Tại quận chín năm, Lương
Thái hậu nắm việc triều đình, ban chiếu lệnh tặng Tiến chức quan phẩm trật hai
ngàn thạch, ban cho hai trăm ngàn tiền. Giữa năm Trung Bình, nối tiếp Giả Tông
làm Giao Châu Thứ sử, dâng tấu xin đặt phép tắc tuyển chọn Cống sĩ sánh nganh với
Trung Châu. Sau đó Nguyễn Cầm làm Mậu tài, nhậm quan đến chức Tư lệ Hiệu úy.
Người tài của Giao Chỉ được tuyển chọn ngang hàng với Trung Châu thực là bắt đầu
từ Tiến. Con cháu của ông ta sinh sôi ra khắp vùng Giao Quảng, phần nhiều nhậm
chức quan to”.
Như vậy: Rất có thể, sau khi Chu Tuấn
thôi chức Thứ sử, thì Giả Tông được cử sang thay, tiếp sau là Lý Tiến. Cuối thời
Đông Hán, xã hội rối loạn, liên tiếp là các cuộc khởi nghĩa của dân chúng. Tồn
tại đồng thời 3 cuộc đấu tranh chính: Độc lập cho các tộc người, Quyền lợi của
nông dân, Tranh giành quyền lực. Nếu trước cuộc khởi nghĩa Khăn vàng, chủ yếu
là đấu tranh giành tự chủ của các tộc người, thì khởi nghĩa Khăn vàng là cuộc nổi
dậy của nông dân, báo hiệu sự lung lay tại căn đế của xã hội nhà Đông Hán.
Trong suốt thời gian vận động của hai hình thức đấu tranh ấy, sự tranh giành
quyền lực cũng vận động không ngừng và tại thời điểm cuộc khởi nghĩa Khăn vàng,
sự tuyên bố chính thức được nhận diện. Sau đó, trên vũ đài, nó độc diễn cho tới
khi nhà Tấn thiết lập lại quyền lực thống nhất, các hình thức đấu tranh khác tồn
tại mờ nhạt.
Tam quốc chí chép: “Đổng Trác làm
loạn, Nhất trốn về làng ấp. Giao Châu Thứ sử Chu Phù giặc người Di giết, châu
quận nhiễu loạn. Tiếp bèn dâng biểu xin Nhất lĩnh chức Hợp Phố Thái thú, em thứ
làm Từ Văn Lệnh tên là Hoàng Hữu làm Cửu Chân Thái thú, em của Hoàng Hữu là Vũ,
lĩnh chức Nam Hải Thái thú”. Và
Tam quốc chí chép: “Sau khi Chu Phù
chết, nhà Hán sai Trương Tân làm Giao Châu Thứ sử, Tân sau bị tướng của mình là
Khu Cảnh giết, cho nên Kinh Châu Mục Lưu Biểu sai người quận Linh Lăng là Lại
Cung kế chức Tân. Bây giờ Thương Ngô Thái thú Sử Hoàng chết, Biểu lại sai Ngô Cự
kế chức Hoàng, cùng Lại Cung cùng đến”.
Như vậy: Sau khi Lý Tiến thôi chức
Thứ sử thì người quận Cối Kê Họ Chu tên Phù tiếp chức. Tuy nhiên vị Thứ sử này
bị giặc người Di giết. Nên triều đình cử Trương Tân đến thay. Không rõ Chu Phù
có mối quan hệ với Chu Tuấn không?
Tam quốc chí chép: “Lại có Thứ sử
Chu Phù là người quận Cối Kê, phần nhiều lấy người cùng làng là bọn Ngu Bao,
Lưu Ngạn chia ra làm trưởng lại, cướp bóc trăm họ, ngang ngược với dân, một con
cá vàng thu lúa một hộc, trăm họ tức giận, làm phản, giặc trong núi đều ra,
đánh châu phá quận. Phù chạy vào biển, trôi nổi mà chết”.
Theo như Tam quốc chí thì rõ ràng
Chu Phù đã trở thành thế lực nhất Bộ Giao Chỉ. Tuy nhiên nhân vật quyền lực họ
Chu này, chết trước khi nhà Đông Hán sụp đổ, nên chúng ta không biết được, liệu rằng: Nếu còn sống nhân vật
này có xưng đế, để tranh thiên hạ với họ Tào, Lưu và Viên hay không? Cái chết của
vị Thứ sử này cũng chỉ ra, không những con đường tranh giành quyền lực và con
đường tự chủ các tộc người không cùng chung mà còn trái ngược nhau. Chu Phù đã
không nhìn thấy cơ hội trong đấu tranh tự chủ.
Tổng
kết:
Tuy rằng không có tính liên tục, nhưng rõ ràng những người mang họ Chu [những
người quê ở vùng Ngô – Cối] đã trở thành thế lực nhất, tác động không nhỏ trong
sự vận động của Cổ Việt, thế kỷ thứ hai.
II
– TỰ CHỦ VÀ HỌ SĨ
Tấn thư chép: “ Năm Kiến An thứ
tám (năm 203), Trương Tân làm Thứ sử, Sĩ Tiếp làm Giao Chỉ Thái thú, cùng dâng
biểu xin lập làm châu, bèn bái Tân làm Giao Châu Mục. Năm thứ mười lăm (năm
210), dời đến ở thành Phan Ngu, chiếu lệnh lấy châu ở biên giới cầm cờ tiết, quận
cấp cho chiêng trống, để coi trọng việc giữ thành, ban thêm kiểu múa cửu tích,
lục dật”.
Thứ sử Giao Châu tên Tân cùng quê,
cùng họ với Trương Kiều làm Thứ sử năm 138. Sĩ Tiếp làm Thái thú Giao Chỉ cùng
thời với Lý Tiến, sau khi Chu Phù chết, Tiếp trở thành nhân vật quyền lực nhất ở
Giao Chỉ bộ. Anh em của Tiếp cũng là Thái thú quận Nam Hải, Hợp Phố và Cửu
Chân. Thái thú họ Sĩ đã nhận thấy điều mà Chu Phù không thấy. Ông đã khéo léo tận
dụng, ủng hộ phong trào tự chủ của tộc Man Di, đồng thời khôn ngoan trong ngoại
giao.
Tam quốc chí chép: “Sĩ Tiếp tự Uy
Ngạn, người huyện Quảng Tín, quận Thương Ngô. Tổ tiên của ông ta vốn là người
huyện Vấn Dương, nước Lỗ, đến thời loạn Vương Mãng, tránh nạn đến đất Giao
Châu. Qua sáu đời đến cha của Tiếp là Tứ, thời Hoàn Đế (năm 147 – năm 167) làm
Nhật Nam Thái thú. Tiếp lúc nhỏ đến học ở kinh sư, theo thờ người quận Dĩnh
Xuyên là Lưu Tử Kì, sửa sách Tả tị Xuân thu. Xét làm Hiếu liêm, làm chức Thượng
thư lang, Công sự miễn. Sau khi hết tang cha là Tứ, đề cử làm Mậu tài, thêm làm
Vu lệnh, chuyển làm Giao Chỉ Thái thú”.
Sau khi Chu Phù chết, Trương Tân đến
nhận chức Thứ sử. Rồi cùng với Tiếp gửi thư, xin đổi thành châu. Triều đình đồng
ý, bái Tân làm Giao Châu Mục. Tân thành thế lực ở các quận phía bắc bộ Giao Chỉ.
Tiếp thành thế lực ở các quận phía nam bộ Giao Chỉ. Tuy nhiên, không lâu sau
cái chết của Tân do tướng dưới quyền là Khu Cảnh gây ra.
Chúng ta đã biết năm 137 thủ lĩnh
người Man là Khu Liên đã nổi dậy, đánh phá huyện ấp. Thế nhưng nhân vật Khu
Liên này là ai? Đó là tên riêng cụ thể hay là tên gọi chung cho thủ lĩnh? Đến
đây chúng ta biết thêm, một nhân vật ở Giao Chỉ cũng họ Khu tên Cảnh. Ngoài ra
theo
Tam quốc chí chép: “Bầy giờ giặc
Trường An là Khu Tinh tự xưng là tướng quân, quân hơn vạn người, đánh vây thành
ấp, bèn lấy Kiên làm Trường Sa Thái thú, đem quân tự thống lĩnh tướng sĩ, sắp đặt
sách lược, trong vòng một tháng đánh thắng bọn Tinh” và “Chu Triều, Quách Thạch
cũng đem quân đảng nổi dậy ở Linh Lăng, Quế Dương cùng Tinh giúp nhau”.
Tấn thư chép: “Cuối thời Hậu Hán,
quan Công tào ở huyện họ Khu, có con gọi là Liên, giết quan Lệnh tự lập làm
Vương, con nhau nối tiếp nhau. Hậu Vương của nước này không có con nối nghiệp,
cháu ngoại là Phạm Hùng nối tiếp lập. Hùng chết, con là Dật lập”.
Như vậy là ngoài Cảnh mang họ Khu
thì còn có nhân vật tên Tinh cũng mang họ Khu. Bên cạnh đó, có thêm tài liệu nữa
là Tấn thư cho biết Khu Liên là tên riêng của một nhân vật.
Tam quốc chí chép: “Nhà Hán nghe
tin Trương Tân chết, ban ấn, thư cho Tiếp nói: “Đất Giao Châu ngăn trở, phía
nam liền với sông biển, ân của Nhà vua không nhiều, nghĩa nhỏ tắc nghẽn, biết
giặc phản nghịch Lưu Biểu lại sai Lại Cung dòm ngó phía nam, nay lấy Tiếp làm
Tuy nam Trung lang tướng, coi sóc bảy quận, lĩnh chức Giao Chỉ Thái thú như cũ”.
Sau Tiếp sai Trương Mân dâng cống đến kinh đô”.
Như vậy rõ ràng triều đình nhà Đông
Hán đã không còn quản lý được Giao Châu nữa. Thế nhưng Tiếp lại vẫn dâng cống.
Kinh Châu Mục Lưu Biểu lệnh Ngô Cự làm Thái thú Thương Ngô và Lại Cung làm Thứ
sử Giao Chỉ.
Tam quốc chí chép: “Sau đó Ngô Cự
và Lại Cung mất lòng nhau, dấy binh đuổi Lại Cung, Cung chạy về Linh Lăng. Năm
Kiến An thứ mười lăm (năm 210), Tôn Quyền sai Bộ Chất làm Giao Châu Thứ sử. Chất
đến, Tiếp thống lĩnh anh em nhận cờ tiết. Nhưng Ngô Cự mang lòng khác, Chất
chém Cự. Quyền phong thêm cho Tiếp làm Tả Tướng quân. Cuối năm Kiến An, Tiếp
sai con là Hâm vào làm con tin, Quyền lấy làm Vũ Xương Thái thú, các con của Tiếp,
Nhất ở phương nam đều bái làm Trung lang tướng”.
Tam quốc chí chép: “Cự là kẻ vũ
dũng cứng khỏe, không chịu kính phục, do đó oán giận nhau, xua đuổi Cung, xin cứu
với Bộ Chất. Bấy giờ tướng cũ của Tân là bọn Di Liệu, Tiền Bác còn nhiều, do đó
Chất đến sửa trị, lập lại phép tắc, vùa lúc lại gọi về. Rồi đó Lữ Đại đến, có
cuộc biến của họ Sĩ, đem quân đánh phía nam, đến ngày dẹp xong, đặt lại quan lại,
nêu rõ kỷ cương, diễu oai vạn dặm, lớn nhỏ cúi phục”.
Tam quốc chí chép: “Năm Kiến An thứ
mười lăm (năm 210), ra làm Bà Dương Thái thú. Trong năm đó, chuyển làm Giao
Châu Thứ sử, Lập vũ trung lang tướng, đem hơn nghìn quân Vũ xạ lại tiện đường
đi xuống phía Nam. Năm sau (năm 211), bái thêm chức Sứ trì tiết, Chinh nam
trung lang tướng, quan Thương Ngô Thái thú Ngô Cự mà Lưu Biểu sắp đặt ngầm mang
lòng khác, ngoài thì theo mà trong thì phản. Chất nhún ý vỗ về, xin được gặp,
nhân đó chém đầu để thị chúng, do đó oai danh lừng lẫy”.
Như vậy sau khi Lưu Biểu mất (năm
208), Cự và Cung oán giận nhau, Cự xua đuổi Cung. Cung chạy về Linh Lăng, xin cứu
với Bộ Chất. Năm 210, Tôn Quyền cử Chất làm Thứ sử Giao Châu, đem hơn nghìn
quân xuống phía nam. Châu Giao lúc này, trị sự ở Phan Ngu, có Ngô Cự ở Thương
Ngô, tướng cũ của Tân là Di Liệu, Tiền Bác ở Hợp Phố, Sĩ Tiếp ở Giao Chỉ. Năm
211, khi Chất đến Tiếp thống lĩnh anh em nhận cờ tiết, còn Cự mang lòng khác
nên trúng kế, rồi bị chém. Cho thấy binh sĩ của Ngô Cự cũng không đáng kể, quyền
lực cũng chỉ ở Thương Ngô. Đồng thời khẳng định sự kiên trì cũng như khôn khéo
của Tiếp trong ngoại giao.
Tam quốc chí chép: “Em là Nhất, lúc
đầu làm Đốc bưu ở quận. Thứ sử Đinh Cung được gọi về kinh đô, Nhất theo chăm
sóc bảo vệ ân cần, Cung cảm khái, đến lúc từ biệt nói: “Thứ sử nếu ở lại thì mắc
tội ba điều, nên phải giúp vua vậy”. Sau Cung làm Tư đồ, mời Nhất. Sắp đến,
Cung đã bị miễn chức, Hoàng Uyển nối tiếp làm Tư đồ, lấy lễ đối đãi Nhất”.
Chúng ta thấy không chỉ có Tiếp mà
anh em của vị Thái thú này cũng rất kiên trì, chính trị trên con đường quan lộ.
Phán đoán: Đinh Cung làm Thứ sử trong khoảng thời gian từ sau năm 160 đến trước năm 178.
Tam quốc chí chép: “Năm Diên Khang
nguyên niên (năm 220), Đại lên thay Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu. Lúc đến châu
tên đầu lĩnh của giặc ở Cao Lương là Tiền Bác xin hàng, Đại nhân đó thừa chế, lấy
Bác làm Cao Lương tây bộ Đô úy. Lại có giặc người Di ở quận Uất Lâm đánh
vây quận huyện, Đại đánh phá chúng. Bấy giờ giặc Vương Kim ở huyện Trinh Dương,
quận Quế Dương tụ hợp quân chúng ở trên cõi quận Nam Hải, đứng đầu làm loạn gây
hại, Quyền lại chiếu lệnh cho Đại đánh Vương Kim, bắt sống Kim, giải về kinh
đô, chém đầu, bắt sống cả thảy hơn vạn người. Chuyển làm An Nam Tướng quân, cầm
cờ tiết, phong Đô Hương Hầu.”.
Tam quốc chí chép: “Tiếp ở quận hơn
bốn mươi năm, năm Hoàng Vũ thứ năm(năm 226), lúc chín mươi tuổi thì chết. Quyền
cho là quận Giao Chỉ xa xôi, bèn chia quận Hợp Phố về phía bắc đặt làm Quảng
Châu, lấy Lữ Đại làm Thứ sử; quận Giao Chỉ về phía nam đặt làm Giao Châu, lấy
Đái Lương làm Thứ sử. Lại sai Trần Thì kế chức Tiếp làm Giao Chỉ Thái thú. Đại ở
lại quận Nam Hải, Lương cùng Thì đều trước tiên đến Hơp Phố, nhưng con của Tiếp
là Huy tự đặt làm Giao Chỉ Thái thú, phát binh sĩ họ hàng chống Đái Lương.
Lương ở lại Hợp Phố. Người quận Giao Chỉ là Hoàn Lân được Tiếp cử làm quan cúi
đầu can ngăn Huy, nên sai người ngênh đón, Huy giận, đánh chết Lân. Anh của Lân
là Trị Tử lại hội họp binh sĩ họ hàng đánh Huy, Huy đóng cửa giữ thành, bọn Trị
đánh đến mấy tháng không thể chiếm được, lại hẹn hòa thân, đều bãi binh trở về.
Cho nên Lữ Đại được sai đi đánh Huy, từ Quảng Châu đem binh ngày đêm đi nhanh
vào, quá quận Hợp Phố, cùng Lương đều tiến lên. Con của Nhất là Trung lang tướng
Khuông với Đại có quan hệ bạn bè, Đại cho Khuông làm Sư hữu Tòng sự, trước tiên
đưa thư đến Giao Chỉ, nói rõ họa phúc, lại sai Khuông gặp Huy, thuyết phục nhận
tội, tuy mất chức Quận thú, vẫn vẹn toàn không có lo lắng gì khác. Đại theo
Khuông đến sau, sáu người bọn anh của Huy là Chi, em là Cán, Tụng cởi trần
nghênh đón. Đại từ tạ sai mặc áo trở lại, trước tiên đến dưới quận. Ngày sau
bày màn trướng, mời anh em của Huy theo thứ tự đi vào, tân khách ngồi đủ. Đại đứng
dậy cầm cờ tiết, đọc chiếu lệnh, mắng tội lỗi của Huy, sai tả hữu bắt trói lại,
dẫn ra, liền đều giết hết, gửi đầu về quận Vũ Xương. Nhất, Hoàng Hữu, Khuông
sau đó được thả ra, Quyền tha tội cho họ, còn con của Tiếp là Hâm đều phế truất
làm dân thường. Được mấy năm, Nhất, Hoàng Hữu mắc tội bị giết. Hâm bị bệnh chết,
không có con, vợ góa chồng, chiếu lệnh hàng tháng cấp cho lúa gạo, tiền bốn
mươi vạn”.
Tam quốc chí chép: “Giao Chỉ Thái
thú Sĩ Tiếp chết, Quyền lấy con của Tiếp là Huy làm An Viễn Tướng quân, lĩnh chức
Cửu Chân Thái thú, lấy Hiệu úy Trần Thì kế chức Tiếp. Đại dâng biểu xin chia ba
quận ở phía nam cõi đặt làm Giao Châu, lấy Tướng quân Đái Lương làm Thứ sử, bốn
quận ở phía đông cõi làm Quảng Châu, Đại tự làm Thứ sử. Sai Lương và Thì vào
phía nam, nhưng Huy không theo mệnh lệnh, dấy binh giữ ở cửa biển để chống bọn
Lương. Đại do đó dâng sớ xin đánh Huy, thống lĩnh quân ba nghìn người ngày đêm
vuợt biển. Có người bảo Đại nói: “Huy dựa vào ân đời trước, được người một châu
nương dựa, không dễ vào vậy”. Đại nói: “Nay Huy dù mang lòng phản nghịch, nhưng
chưa lo lắng quân sĩ của ta đến, nếu ta ngầm đem quân đi nhanh đến, đánh úp chỗ
không phòng bị, sẽ phá được chúng vậy. Ở lại ngưng trệ mà không nhanh chóng,
khiến cho giặc sinh lòng nghi ngờ, vây thành cố giữ, người Man ở bảy quận hội họp
hưởng ứng, lúc đó dù là người có trí, ai có thể đánh được?”. Rồi đi, quá quận Hợp
Phố, cùng bọn Lương đều tiến lên. Huy nghe tin Đại đến, quả nhiên rất kinh hãi,
không biết chỗ ra, liền thống lĩnh sáu người anh em cởi trần đón Đại. Đại liền
chém, chuyển đầu của họ về kinh. Đại tướng của Huy là bọn Cam Lễ, Hoàn Trị thống
lĩnh quan dân đánh Đại, Đại dũng mãnh đại phá chúng, tiến phong làm Phan Ngu Hầu.
Do đó giữ chức ở Quảng Châu, lại làm Giao Châu Thứ sử như cũ. Đại đã dẹp yên
Giao Châu, lại đến đánh quận Cửu Chân, bắt chém đến mấy vạn người. Lại sai quan
Tòng sự bảo rõ phong hóa của nhà nước, truyền đến các bậc Vương của các nước
Phù Nam, Lâm Ấp, Đường Minh ở ngoài vùng biên giới, đều sai sứ giả nạp cống.
Quyền khen công lao của Đại, bái làm Trấn Nam Tướng quân”.
Tam quốc chí chép: “Sĩ Tiếp đã dựa
theo Tôn Quyền, gọi Tống đến làm Ngũ quan Trung lang, bái làm Hợp Phố, Nam Hải
Thái thú. Bấy giờ Giao Châu mới mở, Thứ sử Lữ Đại đem quân đánh dẹp, Tống cùng
đi theo, vượt biển xuống phía nam, kịp đến Cửu Chân. Xong việc về kinh, làm Yết
giả Bộc xạ”
Theo như Tam quốc chí, thì sau khi
Tiếp chết, Tôn Quyền chia châu Giao thành Quảng Châu và Giao Châu, đặt Đái
Lương làm thứ sử, Trần Thì kế chức Tiếp, tuy nhiên Sĩ Huy tự đặt làm Thái thú
Giao Chỉ. Nên Lương và Thì ở lại Hợp Phố. Anh của Lân là Hoàn Trị Tử hội binh
sĩ đánh Huy mấy tháng liền nhưng không thắng, nên hòa rồi bãi binh. Cuối cùng
Huy nghe anh là Khuông khuyên, nên đã đầu hàng. Qua đó cho thấy, binh lực của họ
Sĩ ở Giao Chỉ cũng rất mạnh. Tuy nhiên, vượt ra ngoài Giao Chỉ thì giảm. Do Tiền
Bác ở Hợp Phố, người Di ở Uất Lâm, Vương Kim ở Nam Hải. Sau khi Đại diệt được
Huy và tướng Cam Lễ, Hoàn Trị. Đại cùng Tiết Tống tiến đánh Cửu Chân, bắt chém
đến mấy vạn người. Rồi truyền đến các nước Phù Nam, Lâm Ấp, Đường Minh.
Nhưng mấy vạn người bị bắt chém ở
quận Cửu Chân là giặc nào? Là Hoàng Hữu hay là Ngu Miêu hay là giặc Man Di.
Theo như trình tự nhân vật được Tiết Tống kể trong thư gửi nhà Ngô thì Ngu
Miêu, Thái thú Cửu Chân tên Đam Manh được nhắc sau Thái thú Nhật Nam tên Hoàng
Cái, trước Thứ sử Chu Phù và cùng thời với Thái thú Giao Chỉ tên Sĩ Tiếp. Do đó
mà Ngu Miêu xuất hiện trước khi Chu Phù chết và sau khi Tiếp làm Thái thú, nghĩa
là Ngu Miêu giữ Cửu Chân trước khi Hoàng Hữu được phong làm Thái thú. Vì Tiếp
đánh Miêu nhưng không thắng được. Vậy Hoàng Hữu có thực làm Thái thú Cửu Chân (thực
quyền ở Cửu Chân).
Khi được Khuông khuyên hàng. Huy đã
đồng ý. Thế nên hẳn là Hoàng Hữu cũng đồng thuận. Đồng thời việc Hoàng Hữu và
Nhất không bị giết. Cho thấy khả năng Hoàng Hữu xin hàng. Vậy nếu Hữu đã hàng,
thì việc Đại đánh Cửu Chân, hẳn do, người khác thống lĩnh quận này. Có thể vì
quận Cửu Chân rộng, nên Hữu chỉ thực quyền ở một số huyện ấp, các huyện ấp khác
do những thủ lĩnh khác nắm quyền.
Tam quốc chí chép: “Anh em của Tiếp
đều giữ các quận, làm hùng trưởng một châu, ở chỗ xa vạn dặm, uy quyền không ai
hơn. Ra vào thì gõ chuông khánh, đều đủ uy nghi, thổi sáo đánh trống, xe ngựa đầy
đường, người Hồ đi gần bánh xe đốt hương thường có mấy chục người. Vợ cả, nàng
hầu ngồi xe truy bình, con em cuỡi quân kị, lúc ấy tôn qúy vang dội đến trăm bộ
tộc người Man, Úy Tha (Úy Đà) không đủ hơn vậy”.
Rõ ràng là họ Sĩ mà Tiếp là thống
lĩnh, giữ Cổ Việt tự chủ khoảng ba thập niên, quan trọng hơn là sự khôn ngoan
trong ngoại giao, nên “giữ gìn đất Nam Việt, suốt đời tốt đẹp”.
Tổng
kết:
Trong thời loạn, họ Sĩ đã tự chủ Giao Chỉ, lại hòa hiếu để yên đất nam, xét về
toàn cục, là thượng sách.
III
– KHỞI NGHĨA BÀ TRIỆU
Chúng ta đã biết năm 156, Chu Đạt
người Cửu Chân thống lĩnh người Man, đánh trị sự quận. Sau bị Đô úy tên Ngụy
Lãng đánh, phải lui về Nhật Nam. Cuối cùng thì hàng Thứ sử tên Hạ Phương. Năm
178, Lương Long ở Giao Chỉ cùng Khổng Chi ở Hợp Phố nổi dậy, người ở Cửu Chân
và Nhật Nam hưởng ứng. Sau Thứ sử Chu Tuấn đánh dẹp. Những năm 190, Thái thú Cửu
Chân tên Đam Manh bị Ngu Miêu giết. Sĩ Tiếp đem quân đánh Miêu nhưng không thắng.
Hoàng Hữu được xin làm Thái thú Cửu Chân. Năm 226, Lữu Đại và Tiết Tống tiến
đánh Cửu Chân. Thông giao với các nước Lâm Ấp, Phù Nam, Đường Minh.
Tam quốc chí chép: “Tháng giêng mùa
xuân năm thứ mười (năm 247), Hữu đại tư mã Toàn Tông chết. Tháng hai, Quyền đến
Nam cung. Tháng ba, đổi dựng cung Thái sơ, các tướng và châu quận đều cùng làm.
Giang biểu truyện chép chiếu của
Quyền rằng: “Cung Kiến Nghiệp là dinh phủ tướng quân mà trẫm từ kinh đến dựng,
cột chống hơi nhỏ, lại đều đã mục nát, thường sợ đổ vỡ. Nay chưa về lại miền
tây, nên dời ngói gỗ của cung Vũ Xương đến để sửa lại”.
Tháng năm mùa hạ. Thừa tướng Bộ Chất
chết. Tháng mười mùa đông, tha người tử tội. Tháng giêng mùa xuân, năm thứ mười
một (năm 248). Chu Nhiên đắp thành ở Giang Lăng. Tháng hai đất vẫn rung”.
Tam quốc chí chép: “Thần là Tùng
Chi xét: Năm Xích Ô thứ mười (năm 247), Quyền hạ chiếu dời gạch ngói của cung
Vũ Xương để dựng sửa cung Kiến Khang, như thế vẫn còn điện trong cửa Đoan Môn”.
Như vậy là năm 247, Tôn Quyền cho dựng
sửa cung Kiến Khang, huy động các tướng và châu quận đều cùng làm.
Tam quốc chí chép: “Tháng tư mùa hạ
năm thứ sáu (năm 263). Người huyện Tuyền Lâm nói là có rồng vàng xuất hiện.
Tháng năm, quan lại của quận Giao Chỉ là bọn Lữ Hưng làm phản, giết Thái thú
Tôn Tư. Lúc đầu Tư bắt hơn nghìn thợ khéo trong quận đưa lên Kiến Nghiệp, vừa
lúc quan Sát chiến đến, sợ lại bị bắt, cho nên bọn Hưng nhân đó phát động quân
dân, chiêu dụ người rợ vậy”.
Tam quốc chí chép: “Năm Xích Ô thứ
mười một (năm 248), người rợ ở quận Giao Chỉ, Cửu Chân đánh dẹp thành ấp, Giao
Châu nhiễu động. Lấy Dận làm Giao Châu Thứ sử, An nam hiệu úy. Dận vào miền
nam, dùng ân tín để dụ, ưa việc chiêu nạp, hơn ba nghìn người phe đảng của bọn
cừ súy Hoàng Ngô ở huyện Cao Lương đều ra hàng. Dẫn quân xuống phía nam, tuyên
bố rất thật, đem tiền của để trao tặng. Hơn trăm tướng giặc, năm vạn người dân ở
nơi sâu xa khó quản, chẳng ai không cúi đầu, do đó Giao Châu yên bình. Liền bái
chức An nam tướng quân. Lại đánh giặc ở ở huyện Kiến Lăng quận Thương Ngô, phá
chúng, trước sau đem hơn tám nghìn quân để cấp vào quân đội”.
Rất có thể, khi Quyền dựng sửa cung
Kiến Khang, Thái thú Giao Chỉ tên Tôn Tư đã bắt hơn nghìn thợ khéo trong quận
đưa lên Kiến Nghiệp. Do đó đã khiến người rợ ở quận Giao Chỉ, Cửu Chân nổi dậy
chống đối, đánh dẹp thành ấp.
Thái Bình ngự lãm chép: “Sách “Giao
Châu kí” của Lưu Hân Kì nói: Triệu Ẩu, vũ dài mấy thước, không lấy chồng, vào
núi tụ tập bọn giặc cướp. Rồi làm phản lại quận thường đi guốc vàng, lúc đánh
trận rút lui liền giương màn trướng, giao cho người trẻ khỏe truyền lệnh, để mấy
chục người gái hầu ở bên. Thứ sử Lục Dận đánh dẹp cô ta”.
Giao Châu ký chép: “Triệu Ẩu, là
người con gái huyện Quân An, quận Cửu Chân. Vú dài mấy thước, không ở nhà, vào
núi tụ tập bọn trộm cướp, thường đi guốc mui cong”.
Như vậy thủ lĩnh của người rợ tên
là Triệu Ẩu, người huyện Quân An, quận Cửu Chân. Cuộc nổi dậy rộng khắp hai quận
Giao Chỉ và Cửu Chân, khiến Giao Châu nhiễu động. Cuộc nổi dậy bằng vũ lực,
đánh dẹp thành ấp. Trong cuộc nổi dậy này không có sự hiện diện của quận Nhật
Nam. Cho thấy quận này do người Man Di kiểm soát.
Tam quốc chí chép: “Tính Dận vốn
thông đạt, tài lược trong sách, xưa làm Tuyển tào, công lao đáng ghi. Trở về tại
Giao Châu, ban bố ân đức của triều đình, dân ly tán nương dựa, góc biển yên ổn”
và “chưa có ai như Dận chỉ dùng ân tín mà thôi. Nhận lệnh ở châu, được hơn mười
năm, làm khách đất lạ”
Lục Dận được lấy làm Thứ sử Giao
Châu. Dận vào miền nam, dùng ân tín để dụ, ưa việc chiêu nạp, nên hơn ba ngàn
người của cừ súy Hoàng Ngô ở huyện Cao Lương quận Hợp Phố ra hàng. Chưa bao giờ,
nhà Ngô cai trị yên ổn ở Cao Lương. Từ Bộ Chất tới Lữu Đại và giờ tới Lục Dận.
Hãy xem cái cách mà người được coi là dẹp giặc Cao Lương tốt nhất như thế nào.
Tam quốc chí chép: “Năm Diên Khang
nguyên niên (năm 220), Đại lên thay Bộ Chất làm Thứ sử Giao Châu. Lúc đến châu
tên đầu lĩnh của giặc ở Cao Lương là Tiền Bác xin hàng, Đại nhân đó thừa chế, lấy
Bác làm Cao Lương tây bộ Đô úy”.
Tam quốc chí chép: “Lữ Đại đi đến,
có biến loạn của họ Sĩ. Đem quân đánh phía nam, ngày ngày đánh dẹp, đổi đặt trưởng
lại, nêu rõ phép tắc, uy phong đến vạn dặm, lớn nhỏ chịu phục. Do đó nói rằng,
vỗ về biên giới, thực là có người này. Dùng quan đi cai trị thì nên dùng người
trong sạch, có khả năng, vùng ngoài cõi hoang phục thì họa phúc rất khác thường.
Ngày nay cõi Giao Châu tuy tiếng là yên ổn, vẫn có giặc cướp huyện Cao Lương; bờ
cõi bốn quận Nam Hải, Thương Ngô, Uất Lâm, Châu Quan của châu ấy chưa yên, dựa
vào đó làm cướp bóc, giặc chuyên làm phản trốn chạy đến tụ tập. Nếu Đại không ở
lại phương nam, thì quan Thứ sử mới phải kĩ càng như Đại, coi sóc tám quận, bày
ra phương lược, kế sách, mới có thể dần dần sửa trị giặc Cao Lương, mượn uy đức
của ông ta, nhờ uy quyền của ta, lấy lòng thật thà, dân thường mới có thể sửa lại.
Còn như người thường chỉ dùng phép tắc thường để giữ, không có mưu kế kì lạ thì
bọn giặc thêm nảy nở, lâu ngày thêm gây hại. Cho nên việc an nguy của nước nhà
là do người làm việc tại đấy, không thể không xem xét vậy”.
Qua đó thấy Đại được coi là người dẹp
loạn Giao Châu thuộc hạng nhất. Khi đến là giặc Cao Lương tên Tiền Bác xin
hàng, nhưng khi ông còn tại vị chức Thứ sử thì vẫn có giặc cướp huyện Cao
Lương. Việc này chỉ cho chúng ta thấy: Các vị quan cai trị ở Giao Châu, cũng chỉ
đủ sức quân tâm tới những nơi trung tâm mà thôi. Ở những nơi khác “sâu xa khó
quản” vẫn có giặc.
Dận tiếp tục dẫn quân xuống phía
nam, tới Giao Chỉ tuyên bố rất thật, đem tiền của để trao tặng, hơn trăm tướng
giặc, năm vạn người ở vùng sâu xa khó quản đều cúi đầu. Nếu như ở Cao Lương chỉ
có hơn ba nghìn người thì ở Giao Chỉ có tới trăm tướng giặc và năm vạn người. Nếu
ở Cao Lương là ân tín chiêu dụ thì ở Giao Chỉ là đem tiền của để trao tặng. Qua
việc dẹp loạn kỳ lạ của Dận, chúng ta phán đoán: Khi Tôn Tư bắt dân đưa lên Kiến
Nghiệp, người rợ ở Giao Châu và Cửu Chân nổi dậy, đánh dẹp thành ấp. Tư phải
đóng giữ thành. Dận sang dùng tiền của trao tặng. Người rợ lại hòa thuận, thôi
không đánh dẹp huyện ấp. Tự trị ở vùng sâu xa khó quản.
Nếu Dận chỉ biết dùng ân tín chiêu
dụ thì không phải. Dận còn đánh phá giặc ở huyện Kiến Lăng quận Thương Ngô. Như
vậy, chúng ta phán đoán: Bản thân Dận cũng thấy khó mà thắng được giặc ở Giao
Chỉ, Cửu Chân vì, giặc đông, lại tụ tập ở vùng núi, nơi sâu xa khó quản. Nên đã
dùng kế chiêu dụ là thượng sách, có thể yên được Giao Châu. Người rợ thì làm phản,
mấy lần đánh nhưng không công được những nơi trọng yếu của địch. Nay địch xin
hòa, đem tiền của trao tặng. Do đó người rợ lấy hòa thuận. Tự trị ở vùng núi
sâu xa. Qua việc “để mấy chục người gái hầu ở bên” cho thấy đã lập chính quyền
nơi vùng tự trị.
Tổng
kết:
Khi phía bắc đang trong thời kỳ tranh giành quyền lực, miền phương nam cũng
theo đó mà biến động. Các quan cai trị ở Giao Châu, tự coi bờ cõi, chủ yếu là dựa
vào nội tại của quận huyện. Kết nối giữ chính quyền cơ sở ở phương nam với
chính quyền trung ương ở phương bắc không khớp tuyệt đối. Nên sự cai trị của
chính quyền cơ sở ở Giao Chỉ và Cửu Chân càng bị hạn chế. Chủ yếu ở những trung
tâm (vùng đồng bằng). Còn ở những nơi xa trung tâm (chủ yếu là đồi núi) vùng tự
trị được hình thành. Bà Triệu đã thiết lập vùng tự trị như thế.
IV
– GIAO CHỈ BINH BIẾN
Sau khi Lục Dận hòa được với rợ
Giao Chỉ, Cửu Chân. Lại dẹp giặc ở Thương Ngô nên Giao Châu yên bình. Dận làm
khách đất lạ hơn 10 năm. Trong suốt thời gian đó ở Giao Chỉ và Cửu Chân, chính
quyền cơ sở quản lý trung tâm. Vùng tự trị xa xôi do người rợ giữ. Người rợ
không tấn công quan cai trị mà đại diện bắc triều cũng không làm tổn hại những
lợi ích của người bản địa. Cả hai tạm sống hòa thuận.
Tam quốc chí chép: “Năm đó (năm
262), sai quan Sát chiến đến quận Giao Chỉ thu chim khổng tước, heo lớn” và
“Tháng tư mùa hạ năm thứ sáu (năm 263). Người huyện Tuyền Lâm nói là có rồng
vàng xuất hiện. Tháng năm, quan lại của quận Giao Chỉ là bọn Lữ Hưng làm phản,
giết Thái thú Tôn Tư. Lúc đầu Tư bắt hơn nghìn thợ khéo trong quận đưa lên Kiến
Nghiệp, vừa lúc quan Sát chiến đến, sợ lại bị bắt, cho nên bọn Hưng nhân đó
phát động quân dân, chiêu dụ người rợ vậy”.
Tấn thư chép: “Thời Tôn Hạo, Giao
Chỉ Thái thú Tôn Tư tham bạo, bị trăm họ chán ghét. Gặp lúc Sát chiến Đặng Tuân
đến, tự ý đem ba ngàn con chim trĩ, sai người chở đến huyện Mạt Lăng, người đi
bị khổ vì lao dịch nơi xa, có ý làm loạn. Quan lại trong quận là Lữ Hưng giết
Tư và Tuân, đem quân nội thuộc”.
Theo đó khi quan Sát chiến đến quận
Giao Chỉ thu chim và heo năm 262, quan lại của Thái thú là Lữ Hưng đã phát động
quân dân, chiêu dụ người rợ giết Tôn Tư và quan Sát chiến Đặng Tuân. Vậy tính
ra Tôn Tư làm Thái Thú quận Giao Chỉ hơn 15 năm.
Tam quốc chí chép: “Hưu hoăng (năm 264),
bấy giờ nước Thục vừa mất, lại nữa quận Giao Chỉ phản loạn, người trong nước lo
lắng, mong có được vua giỏi”
Tấn thư chép: “Năm Vĩnh An thứ bảy (năm
264), lại lấy ba quận lúc trước lập ra Quảng Châu”.
Như vậy cuộc binh biến ở Giao Chỉ
do Lữ Hưng thực hiện, đã gây tiếng vang lớn. Chia đất Châu Giao 7 quận thành 2
vùng. Phía bắc nhà Ngô quản lý, đặt thành Quảng Châu sau cuộc binh biến gồm 4
quận. Phía nam do Lữ Hưng đứng đầu.
Tam quốc chí chép: “Lữ Hưng đã giết
Tôn Tư, sai sứ đến nước Ngụy, xin Thái thú và quân sĩ đến. Thặng tướng Hưng
dâng tấu chọn vạn người làm ruộng cho làm quân sĩ”.
Tấn thư chép: “Quan lại trong quận
là Lữ Hưng giết Tư và Tuân, đem quân nội thuộc. Vũ Đế bái Hưng làm An nam Tướng
quân, Giao Chỉ Thái thú. Rồi bị Công tào Lí Thống giết, Đế lại lấy người huyện
Kiến Ninh là Lí Cốc làm Giao Chỉ Thái thú, Cốc lại chết, lại sai người quận Ba
Tây là Mã Dong thay chức. Dong bệnh chết”.
Tam quốc chí chép: “Năm đó (năm
264), nhà Ngụy đặt quan Thái thú Giao Chỉ sai đến quận”.
Sau cuộc binh biến Hưng đem đất nội
thuộc nhà Ngụy, xin Thái thú và quân sĩ đến, Vũ Đế bái Hưng làm Thái thú Giao
Chỉ. Nhưng bị Công tào Lý Thống giết. Nên nhà Tấn lấy Lý Cốc sang thay, Cốc lại
chết. Sai Mã Dong sang nhậm chức, Dong bệnh chết.
Tấn thư chép: “Nam Trung Giám quân
Hoắc Dặc lại sai người quận Kiền Vi là Dương Tắc thay Dong, cùng bọn Tướng quân
Mao Quýnh, Cửu Chân Thái thú Đổng Nguyên, Nha môn Mạnh Can, Mạnh Thông, Lí
Tùng, Vương Nghiệp, Thoán Năng từ đất Thục đến Giao Chỉ, phá quân Ngô ở Cổ
Thành, chém Đại đô đốc Tu Tắc, Giao Châu Thứ sử Lưu Tuấn”.
Tam quốc chí chép: “Năm đó (năm
269), sai Giao Châu Thứ sử Lưu Tuấn, Tiền bộ đốc Tu Tắc vào đánh quận Giao Chỉ,
bị tướng Tấn là bọn Mao Quýnh phá, đều chết, quân tan về quận Hợp Phố”
Sau khi Dong chết bênh, Hoắc Dặc lấy
Dương Tắc làm Thái thú Giao Chỉ. Năm 269, nhà Ngô sai Lưu Tuấn, Tu Tắc tấn công
Giao Chỉ, nhưng không thắng được, quân rút về Hợp Phố. Lúc này, Mao Quýnh, Thái
thú Cửu Chân tên Đổng Nguyên, Mạnh Can, Mạnh Thông, Lý Tùng, Vương Nghiệp,
Thoán Năng từ đất Thục đến Giao Chỉ, đánh phá quân Ngô ở Cổ Thành(Hợp Phố) chém
Tuấn và Tắc.
Tam quốc chí chép: “[năm 270] Sai
Giám quận Ngu Tỉ, Uy nam tướng quân Tiết Hủ, Thương Ngô Thái thú Đào Hoàng đi từ
đường Kinh Châu, Giám quận Lý Úc, Đốc quân Từ Tồn đi từ đường biển Kiến An, đều
đến quận Hợp Phố đánh quận Giao Chỉ”
Tân thư chép: “Nhà Ngô sai Ngu Tỉ
làm Giám quân, Tiết Hủ làm Uy nam Tướng quân, Đại đô đốc, Hoàng làm Thương Ngô
Thái thú, chống Tắc, đánh ở Phân Thủy. Hoàng thua, lui về giữ Hợp Phố, mất 2 tướng.
Hủ giận bảo Hoàng nói: "Nếu tự dâng biểu đánh giặc, lại báo tang 2 tướng,
bị trách thì làm sao?". Hoàng nói: "Kẻ quan nhỏ không được làm theo ý
mình, các quân không hòa thuận cho nên dẫn đến thua trận đấy thôi". Hủ giận,
muốn dẫn quân trở về. Hoàng nhân lúc buổi đêm đem vài trăm quân đánh úp Đổng
Nguyên, bắt được vật qúy của Nguyên, dùng thuyền chở đi, Hủ bèn cảm tạ Hoàng, lấy
Hoàng lĩnh việc Giao Châu, làm Tiền bộ đốc. Hoàng theo đường biển ra chỗ không
ngờ, đi thẳng đến Giao Chỉ, Nguyên chống lại. Các tướng sắp đánh, Hoàng nghi
trong tường thành có quân phục, bày kích dài rất nhiều ở đằng sau. Binh vừa đến
gần, Nguyên giả rút lui. Hoàng đuổi theo, quân phục quả nhiên xông ra, kích dài
đến chống lại, đại phá bọn Nguyên, lấy thuyền mà lúc trước bắt được chở mấy
nghìn tấm lụa gấm trao cho tướng giặc Phù Nghiêm là Lương Kì, Kì đem hơn mười
ngàn người giúp Hoàng. Nguyên có tướng khỏe là Giải Hệ cùng ở trong thành,
Hoàng dụ em của Giải Hệ là Tượng, sai viết thư gửi cho Hệ, lại sai Tượng cưỡi
xe nhỏ của Hoàng, đánh trống dẫn đường đi vào. Bọn Nguyên nói: "Tượng còn
như thế, Hệ tất bỏ chí". Lại liền giết Hệ. Hủ, Hoàng bèn hãm Giao Chỉ. Nhà
Ngô nhân đó dùng Hoàng làm Giao Châu Thứ sử”.
Năm 270, nhà Ngô sai Ngu Tỉ, Tiết Hủ,
Đào Hoàng, Lý Úc, Từ Tồn tụ ở Hợp Phố đánh quận Giao Chỉ. Trận thua ở Phân Thủy,
phải lui về Hợp Phố. Đêm đánh úp, giành lợi thế trước Nguyên, Hoàng liên minh với
Lương Kỳ, ly gián Nguyên và Giải Hệ, nên hãm được Giao Chỉ. Liền được phong Thứ
sử Giao Châu.
Tam quốc chí chép: “Năm đó [năm
271] bọn Tỉ, Hoàng phá quận Giao Chỉ, bắt giết tướng giữ thành mà nhà Tấn đặt,
do đó các quận Cửu Chân, Nhật Nam đều thu về” và “Đại xá, chia quận Giao Chỉ lập
quận Tân Xương. Các tướng phá động Phù Nghiêm, đặt quận Vũ Bình”.
Tấn thư chép: “Tu Tắc đã bị Mao
Quýnh giết, con của Tu Tắc là Doãn theo Hoàng đánh phương nam, thành đã hàng,
Doãn xin trả thù, Hoàng không cho. Quýnh ngầm mưu tính đánh úp Hoàng, việc lộ,
bắt Quýnh, mắng nói: "Giặc Tấn!". Quýnh cất lời nói: "Chó Ngô! bọn
nào là giặc?". Doãn mổ bụng Quýnh, nói: "Còn làm giặc được nữa
không?". Quýnh vẫn mắng nói: "Chí của ta là giết vua Tôn Lượng của
ngươi, cha ngươi là là tên chó chết nào vậy!". Hoàng đã bắt được bọn Tắc,
đều tống về kinh sư. Tắc đến Hợp Phố, phát bệnh chết. Bọn Mạnh Can, Thoán Năng,
Lí Tùng đến Kiến Nghiệp”.
Tấn thư chép: “Quan Công tào quận Cửu
Chân là Lí Tộ giữ quận nội thuộc, Hoàng sai tướng đánh Tộ, không thắng. Cậu của
Tộ là Lê Hoảng theo quân. Khuyên Tộ ra hàng. Tộ đáp nói: "Cậu là tướng nhà
Ngô, Tộ là quần thần của nhà Tấn, chỉ có thể lấy sức để đối đãi mà thôi".
Lâu ngày mới đánh được. Hạo lấy Hoàng làm Sứ trì tiết, Đô đốc Giao Châu chư
quân sự, Tiền Tướng quân, Giao Châu Mục. Đất đai các quân Vũ Bình, Cửu Đức, Tân
Xương hiểm trở, người Di Lão ương ngạnh, qua các thời không thần phục, Hoàng
đánh dẹp, bắt đầu đặt ra 3 quận, cùng hơn 30 huyện thuộc Cửu Chân. Gọi Hoàng về
làm Vũ Xương Đô đốc, lấy Hợp Phố Thái thú Tu Doãn thay chức. Người cõi Giao xin
lưu Hoàng ở lại đến nghìn lần, do đó sai trở lại”.
Năm 271, Tỉ, Hoàng phá quận Giao Chỉ,
giết Quýnh và Tắc. Giam đầy Can, Năng, Tùng đến Kiến Nghiệp. Quan Công tào Cửu
Chân tên Lý Tộ giữ quận nội thuộc, chống nhà Ngô, Hoàng đánh mãi mới thắng. Tộ
còn quân để giữ lâu ngày với Hoàng, cho thấy Tộ không tham gia chống Hoàng cùng
Tắc, nghĩa là Tộ tự trị Cửu Chân, khi Hoàng đánh, mới xin nội thuộc. Phá Tộ lập
quận Cửu Đức, mở rộng quận Cửu Chân hơn 30 huyện. Phá thủ lĩnh người Man Di tên
là Lương Kỳ ở động Phù Nghiêm đặt quận Vũ Bình.
Động Phù Nghiêm tiêu biểu cho vùng
tự trị. Trong hơn 30 huyện được mở rộng ở quận Cửu Chân, là những vùng tự trị.
Có người Di Lão ương ngạnh, qua các thời không thuần phục. Phán đoán: Trong lần
đánh dẹp này, Bà Triệu hoặc thế hệ tiếp nối của bà bị đánh dẹp.
Tam quốc chí chép: “Mùa hạ năm thứ ba (năm 279)
Quách Mã làm phản. Mã vốn là bộ khúc của Hợp Phố Thái thú Tu Doãn” và “Mã cùng
tướng bộ khúc là bọn Hà Điển, Vương Tộc, Ngô Thuật, Ân Hưng sợ làm kinh động
quân dân, bèn tụ tập binh sĩ, đánh giết Quảng Châu Đốc là Ngu Viện. Mã tự hiệu
là Đô đốc việc quân miền Giao, Quảng, An nam tướng quân, Hưng làm Quảng Châu Thứ
sử, Thuật làm Nam Hải Thái thú, Điển đánh quận Thương Ngô, Tộc đánh quận Thủy
Hưng” và “sai Giao Châu Mục Đào Hoàng đem quân bản bộ cùng quân của các quận Hợp
Phố, Uất Lâm và quân đường phía tây cùng đi đánh Mã”.
V
– GIAO CHÂU TỰ TRỊ
Tấn thư chép: “Hạo đã hàng nhà Tấn,
tự tay viết thư sai Mã Tức Dong khuyên Hoàng quy thuận. Hoàng khóc mấy ngày,
sai sứ giả cầm ấn thao đến Lạc Dương. Đế chiếu lệnh cho làm chức cũ, phong làm
Uyển Lăng Hầu, đổi làm Quán quân Tướng quân.
Ngô đã bình xong, giảm bớt quân của
châu quận, Hoàng dâng thư nói: "Giao Chỉ hoang vu, ngăn giữ một phương,
nhiền lần phiên dịch mới nói, liền nối núi biển. Lại nữa Nam Quận cách châu này
đi đường biển hơn một ngàn dặm, ngoài ra cách Lâm Ấp đầy bảy trăm dặm. Cừ súy
người Di là Phạm Hùng mấy đời đến cướp, tự xưng làm Vương, nhiều lần đánh trăm
họ. Lại gần liền với Phù Nam, bọn người này nhiều đông, kết đảng dựa nhau, giữ
chỗ hiểm không thần phục. Vào thời thuộc Ngô, nhiều lần cướp nghịch, đánh phá
quận huyện, giết hại trưởng lại. Thần tuy yếu kém, trước được nước cũ chọn
dùng, đến giữ ở phương nam xa lánh, đã hơn 10 năm rồi. Tuy là trước sau có đánh
dẹp, diệt cừ súy của chúng, nhưng núi cao hang sâu, còn có chỗ trốn náu. Lại nữa
quân lính mà thần thống lĩnh là hơn bảy ngàn người, phương nam nóng nực, có nhiều
khí độc, nhiều năm đánh dẹp, chết diệt hao mòn, nay chỉ còn hai ngàn bốn trăm
hai mươi người. Nay bốn cõi gộp lại, không có ý không thần phục, nên cởi giáp
giảm đao, sửa sang lễ nhạc. Nhưng người của châu này, kẻ biết nghĩa thì ít, lại
chán ghét yên vui, ưa làm loạn hại. Lại nữa phía nam của Quảng Châu, trong vòng
hơn sáu ngàn dặm, kẻ không thần phục đã có hơn năm vạn hộ, cùng bọn không ràng
buộc được ở quận Quế Lâm còn đến một vạn hộ nữa. Còn những kẻ thần phục quan lại,
mới có hơn năm ngàn nhà. Hai châu như môi với răng, chỉ có quân sĩ mới trấn giữ
được. Lại còn quận Hưng Cổ thuộc Ninh Châu liền nối ở đầu dòng sông, cách quận
Giao Chỉ đến sáu ngàn dặm, đường thủy bộ đều thông, giữ gìn lẫn nhau. Quân của
châu không nên giảm bớt, để làm cho lẻ loi”.
Năm 280, Tôn Hạo hàng nhà Tấn. Viết
thư khuyên Hoàng quy thuận. Hoàng sai sứ giả cầm ấn thao đến Lạc Dương, cho giữ
chức cũ. Đến thời điểm này Hoàng ở Giao Châu tới hơn 10 năm. Trong thời gian ấy,
ngoài thì Hoàng phải chống lại sự cướp nghịch, đánh phá huyện ấp, giết hại trưởng
lại của Lâm Ấp và Phù Nam, trong thì dẹp loạn hại, trong vòng hơn sáu ngàn dặp(tương
tứng Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam), có đến hơn năm vạn hộ không thuần phục. Ở
Quế Lâm có đến một vạn nhà, trong khi kẻ thuần phục chỉ bằng một nửa. Hoàng thống
lãnh bảy ngàn quân, nay vì khí ẩm, nóng nực, vì đánh dẹp chỉ còn gần hai ngàn
rưỡi. Do đó xin không giảm bớt quân ở châu quận.
Tấn thư chép: “Đào Hoàng tự Thế
Anh, người huyện Mạt Lăng, quận Đan Dương. Cha là Cơ, thời Ngô làm Giao Châu Thứ
sử”.
Tấn thư chép: “Ở phương nam 30 năm,
ân uy sáng rõ. Đến lúc chết, cả châu kêu khóc, như có tang cha mẹ. Triều đình
bèn lấy Viên ngoại Tán kị Thường thị Ngô Ngạn thay Hoàng. Ngạn chết, lại lấy
Viên ngoại Tán kị Thường thị Cố Bí thay Ngạn. Bí chết, người trong châu ép con
của Bí là Tham lĩnh việc của châu. Tham không lâu thì chết, em của Tham là Thọ
muốn lĩnh việc của châu, người trong châu không nghe, cố sức xin, bèn lĩnh việc
của châu. Thọ lại giết bọn Trưởng sử Hồ Triệu, lại muốn giết Đô đốc dưới trướng
là Lương Thạc, Thạc chạy trốn được, dấy binh đánh Thọ, bắt Thọ, gặp mẹ của Thọ,
đánh thuốc độc giết đi. Thạc lại đón con của Hoàng là Thương Ngô Thái thú Đào
Uy lĩnh chức Thứ sử, giữ chức rất được lòng dân chúng, được ba năm thì chết. Em
của Uy là Thục, con là Tuy, sau đều làm việc Giao Châu. Từ thời Cơ đến Tuy là bốn
đời, 5 người làm việc Giao Châu.
Em của Hoàng là Tuấn, thời Ngô làm
Trấn nam Tướng quân, Kinh Châu Mục. Em của Tuấn là Kháng, con thứ giữa của Thái
tử vậy. Con của Tuấn là Nhân, tự Cung Chi; em của Nhân là Du, tự Cung Dự, đều
có tiếng tăm. Nhân làm đến Lâm Hải Thái thú, Hoàng môn Thị lang. Du làm Tuyên
Thành Nội sử, rồi làm Hữu quân Trưởng sử. Con của Nhân là Phức, làm quan lệnh
huyện Vu Hồ, bị Hàn Hoảng giết, truy tặng chức Lư Giang Thái thú. Con của Kháng
là Hồi, làm đến Tự hữu truyền”.
Năm 270, Đào Hoàng được sai đánh
Giao Chỉ, năm sau thì phá được, nhà Ngô cho giữ chức Châu Mục. Năm 280, Tôn Hạo
hàng nhà Tấn, viết thư khuyên Hoàng hàng nhà Tấn. Nhà Tấn có được thiên hạ, ra
chiếu giản quân binh ở châu quận, Hoàng viết thư cho rằng: Giao Châu không nên
giảm binh, Tấn Vũ Đế nghe theo, Hoàng ở phương nam 30 năm. Tính ra khoảng năm
300 thì mất. Trước đó, tình hình nhà Tấn hết sức rối ren sau khi Tấn Vũ Đế mất
năm 290. Một năm sau, 8 vương gia tranh giành quyền lực gây ra loạn lạc, mãi tới
năm 306. Vậy họ Đào ở Giao Châu cũng thế lực.
Sau khi Hoàng mất, triều đình lấy
Ngô Ngạn thay, Ngạn chết lấy Cố Bí thay. Bí chết người trong châu ép con của Bí
là Tham lĩnh việc châu. Rồi Tham chết, em là Thọ muốn lĩnh việc châu, nhưng người
trong châu không nghe, cuối cùng thì được. Thọ giết Trưởng sử Hồ Triệu, muốn giết
Đô đốc dưới trướng là Lương Thạc. Thạc trốn được, chống lại Thọ, bắt Thọ. Đón
con Hoàng là Uy lĩnh chức Thứ sử, được ba năm thì mất. Em của Uy là Thục, con
là Tuy cũng làm việc Châu Giao. Sau Thạc bị Đào Khản chém.
Chúng ta thấy rằng: Thời kỳ này, việc
các chức quan trong châu là do người trong châu quyết định, đây thực sự là một
sự thay đổi mang tính bước ngoặt, nguyên nhân của sự thay đổi này có thể do triều
đình phương bắc đang trong thời kỳ loạn lạc.
Thời kỳ loạn lạc được kéo dài thêm
bởi Ngũ Hồ thập lục quốc từ năm 304 đến năm 439. Năm 316 nhà Tây Tấn bị nhà Hán
Triệu diệt, năm 317 nhà Đông Tấn dựng lên. Tuy nhiên tình hình nhà Đông Tấn
cũng loạn lạc, năm 323, Tấn Nguyên Đế chết, năm sau Vương Đôn nổi loạn, nội chiến
diễn ra. Sau đó từ năm 327 đến năm 329, Tô Tuấn làm loạn. Đến năm 420, Lưu Dụ dẹp
nhà Đông Tấn lập nên nhà Lưu Tống. Có thể nói: Xã hội nhà Tấn luôn luôn có biến
loạn, trong thì binh biến, ngoài thì bị
các thế lực phương bắc tấn công, nên không quan tâm được vùng phía nam.
Tống thư chép: “Đỗ Tuệ Độ, người
huyện Chu Sương(tức Chu Diên), quận Giao Chỉ vậy. Tổ tiên là người quận Kinh
Triệu. Ông là Nguyên, làm Ninh Phố Thái thú, rồi đến ở quận Giao Chỉ. Cha là Viện,
tự Đạo Ngôn, nhậm chức quan ở phủ châu làm qua các chức Nhật Nam, Cửu Đức, Giao
Chỉ Thái thú. Lúc đầu, cha con Cửu Chân Thái thú Lí Tốn khỏe mạnh có quyền thế,
uy trùm cõi Giao, nghe tin Thứ sử Đằng Tuần Chi đang đến, sai hai con ngăn chặn
các bến sông hiểm yếu. Viện thu tập quân chúng chém Tốn, trong châu được yên ổn.
Bổ chức Long Tương Tướng quân. Tuần Chi ở châu hơn 10 năm, đánh nhau liền lần với
nước Lâm Ấp”.
Tống thư chép: “Lại lấy Viện làm
Long Tương Tướng quân, Giao Châu Thứ sử. Viết chữ lên cờ gọi là Quán quân Tướng
quân. Lô Tuần chiếm cứ Quảng Châu, sai sứ giả đến giao hảo, Viện chém sứ giả.
Năm Nghĩa Hi thứ sáu (năm 410), bấy giờ 44 tuổi thì chết, truy tặng làm Hữu Tướng
quân, giữ chức quan như cũ”.
Tống thư chép: “Tuệ Độ là con thứ 5
của Viện vậy. Lúc đầu làm Chủ bạ của châu, Lưu dân Đốc hộ, chuyển làm Cửu Chân
Thái thú. Viện chết, phép tắc của phủ châu giao phó cho người cõi Giao tự tiếp
nhận, không nên để trống chức quan, cùng tôn Tuệ Độ lên làm việc của phủ châu,
từ chối không được. Năm thứ bảy (năm 411), bổ chứ Sứ trì tiết, Đốc Giao Châu
chư quân sự, Quảng vũ Tướng quân, Giao Châu Thứ sử. Chiếu thư chưa đến, mùa
xuân năm đó, Lô Tuần đánh phá quận Hợp Phố, theo đường tắt đến Giao Châu”.
Như vậy, khi Đằng Tuấn Chi đến nhận
chức Thứ sử, cha con Cửu Chân Thái thú Lý Tốn đã ngăn cản, họ Lý có quyền thế,
uy trùm cõi Giao, do vậy đã bất tuân triều đình. Nhưng rồi bị Đỗ Viện là Thái
thú Giao Chỉ giết. Chi ở Châu hơn 10 năm, sau lấy Viện thay chức, năm 410 Viện
chết, người trong phủ châu theo phép tắc lấy người trong cõi Giao tự tiếp nhận nên lấy con là Tuệ Độ làm việc châu. Năm 411,
triều đình chính thức bổ chức Thứ sử Giao Châu.
Vậy là đã quá rõ ràng: Từ thời Đào
Hoàng đến thời Tuệ Độ, Châu Giao có phép tắc là lấy người trong châu để giữ chức. Đây là một bước tiến quan
trọng trong tiến trình độc lập dân tộc. Nó biểu hiện sự tự chủ của châu, tuy rằng
chưa phải là hoàn toàn.
Tống thư chép: “Ngày canh tí tháng
sáu, Tuần vừa mờ sáng ra lệnh ở bờ nam, lệnh cho ba quân vào thành mới ăn. Tuệ
Độ đem hết tiền của cho họ hàng để khuyến khích. Em là Giao Chỉ Thái thú Tuệ
Kì, Cửu Chân Thái thú Chương Dân đều đốc thúc quân thuỷ bộ, Tuệ Độ tự trèo lên
thuyền lớn, cùng đánh, phóng tên lửa, bó đuốc đuôi chim trĩ, quân bộ ở hai bên
bờ bắn tên. Quân thuyền của Tuần đều bị cháy, một lúc sau tan vỡ lớn, Tuần
trúng phải tên rơi xuống nước chết”.
Tống thư chép: “Năm Cảnh Bình (năm
423-424) thời Thiếu Đế, chết, bấy giờ 50 tuổi. Truy tặng làm Tả Tướng
quân.
Lấy con trưởng của Tuệ Độ là Viên
ngoại Tán kị Thị lang tên là Hoằng Văn làm Chấn uy Tướng quân, Thứ sử”.
Tống thư chép: “Năm Nguyên Gia thứ
tư (năm 427) thời Thái Tổ, lấy Đình úy Vương Huy làm Giao Châu Thứ sử, Hoằng
Văn được gọi đến. Lúc đó mắc bệnh nặng, gượng dậy để lên đường, họ hàng thấy
ông ta bệnh nặng, khuyên can bệnh hết hẳn mới đi”.
Năm Cảnh Bình nhà Lưu Tống, Tuệ Độ
chết, con là Hoằng Văn nối nghiệp, Văn ốm nặng, năm 427, Vương Huy được cử làm
Thứ sử Giao Châu. Tuy rằng nhà Lưu Tống được dựng xong xã hội cũng rất phức tạp.
Nam Tề thư chép: “Giao Châu xa cách
ở biển đảo, liền nối với nước ngoài, cho nên dựa vào chỗ hiểm trở nhiều lần
không thần phục. Đầu năm Thái Thủy (năm 468) thời Tống, Thứ sử Trương Mục chết,
người quận Giao Chỉ là Lí Trường Nhân giết bộ khúc của Mục đến từ phương bắc đến,
chiếm Giao Châu làm phản. Được vài năm thì bệnh chết. Em họ là Thúc Hiến nối
nghiệp chủ việc, hiệu lệnh chưa ban ra, sai sứ giả đến xin làm Thứ sử. Nhà Tống
lấy Nam Hải Thái thú Thẩm Hoán làm Giao Châu Thứ sử, lấy Thúc Hiến làm Ninh Viễn
Tư mã, Vũ Bình, Tân Xương Thái thú của Hoán. Thúc Hiến nhận lệnh của triều
đình, lòng người phục theo, bèn phát binh giữ chỗ hiểm yếu không đón Hoán vào,
Hoán ở lại quận Uất Lâm rồi mắc bệnh chết. Năm Kiến Nguyên đầu tiên (năm 479)
thời Thế Tổ, vẫn lấy Thúc Hiến làm Giao Châu Thứ sử, đến vỗ về ông ta. Thúc Hiến
nhận lệnh, rồi lại chia cắt làm nước ngoài, cống nạp thiếu ít. Thế Tổ muốn đánh
Thúc Hiến, năm Vĩnh Minh thứ ba (năm 485), lấy Tư nông Lưu Khải làm Giao Châu
Thứ sử, phát binh của các quận Nam Khang, Lư Lăng, Thủy Hưng đánh Giao Châu.
Thúc Hiến nghe tin, sai sứ giả đến xin tha cho vài năm, nạp 12 cái mũ trụ bạc
ròng cùng lông chim trĩ, Thế Tổ không cho. Thúc Hiến sợ bị Khải đánh úp, ngầm
đi đường từ Tương Xuyên vào chầu.
Năm thứ sáu (năm 488) lấy Thủy Hưng
Thái thú Phòng Pháp Thặng nối chức Khải. Pháp Thặng đến giữ, mắc bệnh không coi
việc, chỉ ưa đọc sách. Trưởng sử Phục Đăng Chi nhân đó nắm lấy quyền, thay đổi
các tướng, quan lại, không để Pháp Thặng biết. Lục sự Phòng Tú Văn báo cho Pháp
Thặng. Pháp Thặng giận lắm, bắt trói Đăng Chi vào ngục. Hơn 10 ngày, Đăng Chi
đem của hối lộ cho chồng của em Pháp Thặng là Thôi Cảnh Hiến mới được ra, đem bộ
khúc đánh úp lấy châu bắt được Pháp Thặng, bảo Pháp Thặng nói: "Sứ quân đã
có bệnh, không nên khổ sở". Bắt giam ở nhà riêng. Pháp Thặng không có việc
gì làm, lại đến Đăng Chi xin đọc sách, Đăng Chi nói: "Sứ quân ở yên một chỗ
còn sợ mắc bệnh, há lại xem sách". Rồi không cho. Lại tấu lên nói Pháp Thặng
mắc bệnh tim, không thể làm việc, Thế Tổ vẫn lấy Đăng Chi làm Giao Châu Thứ sử.
Pháp Thặng trở về đến núi Ngũ Lĩnh thì chết. Pháp Thặng, người huyện Thanh Hà.
Giữa năm Thăng Minh (năm 478) làm Kiêu kị Trung binh của Thái Tổ, làm đến Tả
Trung lang tướng. Tính ngay thẳng giản dị, người cao 8 thước 3 tấc, đi ra cao
hơn người khác, thường tự mình cúi xuống. Thanh Châu Thứ sử Minh Khánh Phù cũng
cao sánh với Pháp Thặng, triều đình chỉ có hai người này”.
Theo như đó năm 468, Thứ sử Trương
Mục chết, người trong châu là Lý Trường Nhân, giết bộ khúc của Mục, chiếm châu
Giao làm phản. Được vài năm thì mất, em là Lý Thúc Hiến nối nghiệp. Năm 479 nhà
Nam Tề dựng lên, phải chấp nhận tự trị ở châu Giao. Ý định tự chủ của Thúc Hiến
đã rất rõ ràng, chia cắt với lãnh thổ nhà Nam Tề, cống nạp thiếu. Do đó năm
485, Nam Tề đánh châu Giao, Thúc Hiến vào chầu. Lưu Khải làm Thứ sử Giao Châu,
năm 488 lấy Phòng Pháp Thặng nối chức Khải. Trưởng sử Phục Đăng Chi nhân nắm
quyền lực, bắt giam Pháp Thặng ở nhà riêng, báo với triều đình Thặng bị ốm,
không làm được việc. Triều đình đành cho Chi giữ chức Thứ sử. Đây rõ ràng là sự
tiếp nối tính tự chủ của châu Giao.
Năm 502, nhà Lương diệt nhà Nam Tề,
cũng giống như nhà Nam Tề, nhà Lương dựng lên, các thế lực địa phương không
tuân theo. Năm 505, Thứ sử Giao Châu của nhà Tề tên Lý Khải chiếm giữ châu Giao
chống đối với nhà Lương bị Trưởng sử Lý Tắc chém. Nhà Lương cho Lý Tắc làm thứ
sử, dư đảng của Lý Khải là Nguyễn Tốn Hiếu vẫn còn, Lý Tắc phải mãi đến năm 516
mới dẹp được.
Một thời kỳ kéo dài loạn lạc từ thời
nhà Tấn đến thời nhà Lương, chính quyền trung ương nhiều lần bất lực trước các
thế lực địa phương, trong đó có châu Giao. Thời kỳ này châu Giao theo sự biến động
của triều đình mà cố thoát ra khỏi ảnh hưởng của quyền lực bắc triều. Tuy nhiên
chưa thể trọn vẹn, cho đến cuối năm 541, Lý Bôn chính thức khởi binh chống nhà
Lương và tháng giêng năm 544, lên ngôi xưng là Nam Việt Đế, đặt niên hiệu Thiên
Đức, đặt tên nước là Vạn Xuân. Cuộc khởi nghĩa của Lý Bôn là cuộc khởi nghĩa
thành công và vĩ đại, nó là đỉnh cao của tiến trình đấu tranh giành độc lập dân
tộc.
Tổng
kết:
Tục lệ các chức quan do người trong châu đảm nhiệm, được cho là biểu hiện rõ rệt
nhất về chế độ tự trị ở châu Giao, mà khởi từ Thứ sử Đào Hoàng, tất nhiên không
phải tục ấy không có ngoại lệ, khi triều đình phương bắc can thiệp. Nguyên nhân
tồn tại chế độ tự trị bởi loạn lạc nơi phương bắc, nên không thể tác động tới
phương nam. Do đó ở phương nam chế độ tự trị đã tồn tại suốt thời gian dài và nó
trở thành một truyền thống. Phần lớn những người đứng đầu châu Giao luôn có tư
tưởng độc lập với bắc triều bất kể về nguồn gốc, xuất thân hay mục đích.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét