1/ Về thời điểm mà Đinh Bộ Lĩnh mồ côi
Việt sử lược chép: "Thiếu Cô"
--> Bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng là "mồ côi cha từ bé"
--> Bản dịch của thầy Nguyễn Gia Tường là "lúc nhỏ mồ côi"
--> Bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng là "mồ côi cha từ bé"
--> Bản dịch của thầy Nguyễn Gia Tường là "lúc nhỏ mồ côi"
Toàn thư chép: "Đế Thiếu Cô"
--> Bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam là "vua mồ côi cha từ bé"
--> Bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam là "vua mồ côi cha từ bé"
Chữ Thiếu (少) trong trường hợp này có lẽ nên hiểu là Trẻ Tuổi. Vì
Toàn thư chép: Tiên Hoàng thọ 56 tuổi --> mà ngài mất năm 979 vậy ngài sinh năm 924.
An Nam chí lược chép: Cha là Đinh Công Trứ, nhà tướng của Dương Đình Nghệ, khi Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Đinh Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, nhân cho Công Trứ giữ chức cũ làm thứ sử Hoan Châu, Công Trứ mất Bộ Lĩnh kế tập chức của cha.
--> Ngô Quyền cho Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu sớm cũng phải từ năm 938, vậy lúc này Bộ Lĩnh đã 938-924=14 tuổi. Lê Tắc viết thêm: Công Trứ mất Bộ Lĩnh kế ----> rõ ràng Đinh Bộ Lĩnh không mồ côi từ bé!
2/ Về thời điểm Đinh Bộ Lĩnh mất
- Trước có đề cập tới thời điểm này rồi, nay xem lại Việt sử lược thấy có 1 ghi chép có thể khai thác nên nêu thêm để cùng bàn
Toàn thư chép: Tự lập làm đế, ở ngôi 12 năm (968-979) thọ 56 tuổi (924-979).
Việt sử lược chép: Vua ở ngôi 11 năm, thọ 55 tuổi, cải nguyên 1 lần --> do tính chất quan trọng của thông tin, người viết đã xem cả 2 bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường, thì thấy rằng đều có sự thống nhất. Bản chữ vuông kiếm được trên mạng viết là: 王在位十一年,壽五十五
--> Dễ dàng nhận thấy Việt sử lược viết ít hơn Toàn thư 1 đơn vị, nếu như Toàn thư là 56 tuổi thì Việt sử lược là 55 tuổi, nếu Toàn thư là 12 năm thì Việt sử lược là 11 năm.
--> Chúng ta phải đồng thuận rằng cách tính năm của 2 sách là giống nhau --> vì thế nếu lấy năm 979 là năm Bộ Lĩnh mất thì theo Toàn thư ngài sinh năm 979-56=923+1(cách tính tuổi ta)=924 và tương tự theo Việt sử lược ngài sinh năm 979-55=924+1=925 --> sự sai lệch này cũng là chuyện rất thường.
--> nhưng rắc rối nằm ở chỗ, theo Toàn thư năm lên ngôi của ngài là 979-12=967+1=968 và thông tin này hoàn toàn khớp với ghi chép của Toàn thư là: Mậu Thìn (968) vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
--> thế nhưng với Việt sử lược bắt đầu có sai lệch, cụ thể theo sách này ngài ở ngôi 11 năm nghĩa là ngài phải lên ngôi vào năm 979-11=968+1=969, trong khi cũng chính sách này chép: Năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo đời vua Tống Thái Tổ vương xưng hoàng đế.
Bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường đều ghi chú: Tống thái tổ khai bảo nguyên niên là 968 --> rõ ràng là đã có sai lệch
Việt sử lược
--> Bản dịch của thầy Vượng viết: Kỉ Tị năm thứ 2 (969). Canh Ngọ năm thứ 3 (970)
--> Bản dịch của thầy Tường viết: Kỉ Tị tức là năm thứ 2 đời Đinh Tiên Hoàng, Canh Ngọ tức là năm thứ 3 đời Đinh Tiên Hoàng --> theo cách hiểu của thầy Tường thì: năm thứ 2 và năm thứ 3 là năm của Đinh Tiên Hoàng, chứ không phải là niên hiệu Khai Bảo của Tống Thái Tổ
--> Bản dịch của thầy Vượng viết: Kỉ Tị năm thứ 2 (969). Canh Ngọ năm thứ 3 (970)
--> Bản dịch của thầy Tường viết: Kỉ Tị tức là năm thứ 2 đời Đinh Tiên Hoàng, Canh Ngọ tức là năm thứ 3 đời Đinh Tiên Hoàng --> theo cách hiểu của thầy Tường thì: năm thứ 2 và năm thứ 3 là năm của Đinh Tiên Hoàng, chứ không phải là niên hiệu Khai Bảo của Tống Thái Tổ
Toàn thư thì chép: Kỉ Tị, nhị niên [Tống Khai Bảo nhị niên] --> có vẻ như Ngô Sĩ Liên cũng hiểu như thầy Tường chăng --> nhưng có khi nào cả thầy Tường và Sĩ Liên đều hiểu sai không, hiểu sai là hiểu sai ghi chép của Lê Văn Hưu --> vì chính Toàn thư chép rằng: Sử cũ nói rằng nước Việt ta có niên hiệu bắt đầu từ đây --> nghĩa là trước đó không có niên hiệu --> nên năm thứ 2, năm thứ 3 có khi nào là của niên hiệu Khai Bảo không ?
"từ đây" theo Việt sử lược và Toàn thư là Canh Ngọ năm thứ 3 (970) --> Tiên Hoàng cải nguyên --> nhưng cải nguyên từ cái gì
--> từ Khai Bảo chăng --> nếu từ đây thì rắc rồi lớn rồi
--> từ Đinh Tiên Hoàng năm thứ 3 --> ghi chép của Việt sử lược cho biết thêm ngài Cải Nguyên Một Lần --> như thế có khả năng ngài cải nguyên từ chính năm mà ngài đã đặt ra trước đây
--> từ Khai Bảo chăng --> nếu từ đây thì rắc rồi lớn rồi
--> từ Đinh Tiên Hoàng năm thứ 3 --> ghi chép của Việt sử lược cho biết thêm ngài Cải Nguyên Một Lần --> như thế có khả năng ngài cải nguyên từ chính năm mà ngài đã đặt ra trước đây
----> từ đó một câu hỏi khác rằng: có khi nào Đinh Tiên Hoàng còn một niên hiệu khác mà sử sách không chép lại ?
3/ Toàn thư chép: Canh Ngọ, Thái Bình năm thứ 1 [970] (Tống Khai Bảo năm thứ 3) Mùa xuân tháng giêng, đặt niên hiệu (Sử cũ nói rằng nước Việt ta có niên hiệu bắt đầu từ đây. Nhưng Lý Nam Đế đã đặt niên hiệu là Thiên Đức)
Canh Ngọ, Thái Bình nguyên niên [Tống Khai Bảo tam niên] Xuân chính nguyệt, kiến nguyên [Cựu vân ngã Việt niên hiệu thuỷ thử nhân Lí Nam Đế kiến nguyên Thiên Đức]
-----> Có 2 việc quan trọng được thấy từ tiểu đoạn trên gồm:
(1) Toàn thư chép rất rõ: Kiến Nguyên (nghĩa là đặt niên hiệu) --> vậy thì "năm-thứ 2" trong "Kỉ Tị năm-thứ 2 [969] Tống Khai Bảo năm thứ 2" phải hiểu như thế nào cho đúng ?
Tại vị trí khác của Toàn thư lại thấy chép: "Ất Sửu năm thứ 15 [965] Tống Càn Đức năm thứ 3" và "Đinh Dậu [937] Tấn Thiên Phúc năm thứ 2" --> từ đó có thể khẳng định rằng: "năm thứ" liền kề sau Can Chi không dùng để mô tả niên hiệu của các triều đại phương bắc --> vậy không lẽ nó mô tả niên hiệu của các triều đại phương nam, nhưng rõ ràng Toàn thư viết là Kiến Nguyên chứ không phải là Cải Nguyên (nghĩa là đổi niên hiệu)
--> Người viết cho rằng "năm thứ" liền kề sau Can Chi là do người chép sử tự tạo ra, để mô tả các triều đại chính thống của phương nam khi chưa có niên hiệu
Toàn thư chép lại lời nói của sử gia Lê Văn Hưu rằng: Ngô Quyền chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế và đổi niên hiệu (chuông Nhật Tảo xác quyết lời nói ấy là đúng) --> nhưng dưới thời Nam Tấn vương thì sao và đặc biệt là từ năm 968 khi mà Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế thì sẽ như thế nào ?
Việt sử lược chép: Canh Ngọ năm thứ 3 [970] Cải nguyên là năm đầu hiệu Thái Bình [Canh ngọ tam niên, cải nguyên viết thái bình nguyên niên] --> Cải Nguyên có nghĩa là đổi niên hiệu, mà như trên đã thấy "năm thứ" liền kề sau Can Chi không thể của niên hiệu phương nam (vì nó vốn không tồn tại) --> nên nếu có đổi niên hiệu thì chắc chắn là đổi từ niên hiệu phương bắc. Cụ thể trong trường hợp năm Canh Ngọ là đổi từ niên hiệu Tống Khai Bảo năm thứ 3 thành Đinh Thái Bình năm thứ 1.
--> Cũng có nghĩa "năm thứ" liền kề sau Can Chi trong Việt sử lược là dùng để mô tả niên hiệu của các triều đại phương bắc. Ghi chép tại vị trí khác cho thấy rõ điều này "Tống thái tổ càn đức tam niên" (Càn Đức năm thứ 3 [965] đời Thái Tổ nhà Tống)
----> Như thế "năm thứ" liền kề sau Can Chi trong Việt sử lược là dùng để mô tả niên hiệu của phương bắc, trong khi "năm thứ" liền kề sau Can Chi trong Toàn thư được sử gia tạo ra để mô tả về thời gian trị vì của triều đại chính thống phương nam khi chưa có niên hiệu. Chúng ta không biết phải quy cho Ngô Sĩ Liên hay Phan Phu Tiên làm việc đó, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng Lê Văn Hưu không làm việc kiến tạo ấy.
Bởi Việt sử lược là sách soạn sau Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu vẫn còn dùng "năm thứ" liền kề sau Can Chi để mô tả niên hiệu phương bắc --> qua đó cũng cho thấy rất có thể sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (968) và trước khi đặt niên hiệu (970) phương nam vẫn sử dụng niên hiệu của phương bắc (có khi nào là niên hiệu Đại Bảo của nhà Nam Hán, việc này có chút liên quan tới đồng tiền Đại Bình Hưng Bảo của triều Đinh nên xin bàn sau --> Anh Minh Xuân có bàn trước không)
(2) Việt sử lược cũng có chép như Toàn thư rằng: Có niên hiệu bắt đầu từ bấy giờ --> nhưng cũng chính Việt sử lược chép: Lý Bí làm phản, giữ thành Long Biên, tự xưng là Nam Việt đế, đặt trăm quan, cải nguyên là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân.
- Trước hết thấy rằng Toàn thư chép nhiều hơn Việt sử lược lời bàn "Nhưng Lý Nam Đế đặt niên hiệu Thiên Đức" --> lời này chắc có từ Phan Phu Tiên trở về sau
- Thứ đến thấy rằng Việt sử lược dùng "cải nguyên" trong trường hợp của Lý Bí, còn Toàn thư thì dùng "kiến nguyên" ----> nó cho thấy rằng Tinh thần dân tộc đã có sự thay đổi rất rõ ràng
-- Cuối cùng không lẽ Lê Văn Hưu chép sử mà lại quên rằng Lí Bí từng đổi niên hiệu hay sao mà lại chép "có niên hiệu bắt đầu từ đây". Toàn thư chép "sử cũ" chẳng phải là Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu sao --> hay là trong sử của Lê Văn Hưu ngài Lí Nam Đế chưa cải nguyên ?
--> An Nam chí lược của Lê Tắc (người có thể coi là cùng thời với Lê Văn Hưu) chép: Lí Bí thổ hào ở Giao Châu, làm phản, tiếm hiệu, đặt quan, dựng đài Vạn Xuân.
Nói là cùng thời với Lê Văn Hưu nhưng An Nam chí lược được cho là soạn vào những năm 1335, cách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu cùng phải khoảng 60 năm.
-----> Câu hỏi là có tồn tại niên hiệu Thiên Đức [544-547] không, như thường lệ xin phép bàn trong bài sau
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét