( xem thêm bài https://xudongly.blogspot.com/2019/02/ghi-chu-ve-thoi-ngo.html )
Sách Chùa Trấn Quốc khảo cứu và tư liệu hán nôm viết: Theo sử sách, chùa xưa tên là Khai Quốc được vua Lý Nam Đế dựng khoảng năm 544 - 548, khi ấy chùa nằm ở ngoài bãi sông Hồng.
Sách Chùa Trấn Quốc khảo cứu và tư liệu hán nôm viết: Theo sử sách, chùa xưa tên là Khai Quốc được vua Lý Nam Đế dựng khoảng năm 544 - 548, khi ấy chùa nằm ở ngoài bãi sông Hồng.
"Sách sử" được đề cập ở trên có lẽ là Tây Hồ chí (được cho là) của Dương Bá Cung (1794-1868) có viết: Chùa Khai Quốc ở tại bờ sông Nhị Hà. Nguyên Nam Đế nhà Tiền Lý nhân nền cũ của chùa An Trì của triều Hồng Bàng, mà dựng lên nên có tên Khai Quốc. Sau danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong người Từ liêm tu bổ lại. Nhà Lý trùng tu lại. Triều Trần thường hay đến chơi. Trong khoảng Đại Bảo nhà Lê (1428-1789) vua ban tên An Quốc. Trong khoảng Hoằng Định (1600-1618) bờ sông bị lở, người trong ấp dời vào bên hồ. Trong khoảng Chính Hoà (1680-1704) vua đến chơi, đổi tên chùa là Trấn Quốc. Đầu đời Thiệu Trị (1841-1847) vua tuần du Bắc Hà, đổi tên chùa là Trấn Bắc.
Vậy nhưng văn bia còn lại sớm nhất là Trấn Quốc tự bi ký soạn năm Dương Hòa thứ 5 (1639) chỉ cho biết: Chùa xưa lập ở ngoài bãi giáp ven sông. Khoảng năm Hoằng Định thứ 16 (1615) chùa được dời về phía trong đê, chiếm gò đất Kim Ngư.
Trong bài Từ văn bia Hà Nội góp phần tìm hiểu vị trí Thăng Long thành của tác giả Đỗ Thị Hảo có viết: Sách Tây Hồ chí chép tên chùa Trấn Quốc xuất hiện vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) nhưng bia trong chùa dựng năm 1639 đã ghi tên Trấn Quốc ???
----> Như thế sách Tây Hồ chí chép rằng chùa được dựng thời Tiền Lý có chính xác không, bởi 2 lẽ: thứ nhất sách chép sai 1 thông tin và thứ 2 sách được chép khá muộn trong khi các tài liệu trước đó lại không thấy đề cập gì ?
Một tài liệu khác chép về chùa Khai Quốc, ấy là Thiền uyển tập anh thời Trần. Sách này lần đầu chép đến chùa Khai Quốc trong truyện thiền sư Vân Phong (?-956). Hiện chưa thấy tài liệu nào, chép về một vị sư gắn với chùa Khai Quốc trước thiền sư Vân Phong ?
Việc này thực là lạ, khi mà cứ theo như Tây Hồ chí thì, chùa được dựng từ thời Hồng Bàng có tên là An Trì và đến thời Lý Nam Đế được dựng lại, ấy vậy mà suốt nhiều năm lại không có một vị trụ trì nào được biết đến ?
----> Có khi nào, vì chùa tên là Khai Quốc (nghĩa là mở nước) nên niên đại của chùa được đưa về thời Tiền Lý, bởi Nam Đế là người đầu tiên dựng nước (tên là Vạn Xuân) sau rất nhiều năm An Nam thuộc phương bắc ?
Chúng ta sẽ trở lại với câu hỏi này sau, nhưng tại đây, nếu chúng ta bám chặt vào manh mối tên gọi là Khai Quốc, thì chúng ta có thêm 1 giả thuyết.
Toàn thư chép lại lời nói của Lê Văn Hưu như sau: Tiền Ngô Vương mở nước (thác thổ) xưng vương, làm cho người phương bắc không dám lại sang nữa. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
Không chỉ có Toàn thư mà cả Việt điện u linh truyện Bố Cái đại vương cũng viết "khi Ngô Tiên chúa lập quốc" ----> rõ ràng là trong nhận thức của người Việt, Ngô Quyền là vị vua khai quốc, nối lại được chính thống.
------> Nên giả thuyết rằng: Chùa Khai Quốc có tên từ thời nhà Ngô. Ngay cả Tây Hồ chí cũng cho biết: danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong tu bổ lại.
Nhưng rồi vì sao cái tên Khai Quốc được gắn với nhà Tiền Lý, ngoài diễn giải ở trên, còn một căn cứ nữa, ấy là đoạn chép trong Việt điện u linh truyện Triệu Việt vương và Lý Nam Đế.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét