Thứ Tư, 20 tháng 2, 2019

GHI CHÚ VỀ MÈO

(1) Về bài viết khá thú vị của tác giả Đinh Văn Tuấn với tên gọi Biểu tượng khởi thủy của Địa Chi Mão là tên gọi con thỏ hay tên gọi con mèo chúng ta thấy:
-- Tác giả đã đưa các bằng chứng về "thư tịch và khảo cổ" ở Trung Quốc để có thể xác định thập nhị chi xuất hiện phổ biến từ thời Thương và biểu tượng 12 con vật của 12 địa chi đã xuất hiện sớm nhất vào khoảng thời Tiên Tần. Địa chi thứ tư là Mão (卯) luôn gắn liền với biểu tượng của nó từ khi sinh ra là hình tượng và tên gọi con Thỏ (兔) thố.
-- Tác giả dẫn sách Việt sử lược chép chuyện "con chó (trắng ở) chùa Ứng Thiên" để minh chứng cho chi "Tuất chính là con Chó" và sách Thiền uyển tập anh truyện trưởng lão La Quý An với câu kệ "Thỏ gà trong tháng chuột" để minh chứng cho chi "Mão chính là con Thỏ".
-- Tác giả viết: "đây có lẽ là các bằng chứng sớm nhất về 12 con giáp (...) rõ ràng ngay từ thế kỷ X, ở Việt Nam vẫn dùng chung một biểu tượng Thỏ cho địa chi thứ tư như truyền thống Trung Quốc".
-- Tác giả lại viết: "Tên gọi Mèo tượng trưng cho chi Mão có lẽ thấy sớm nhất ở trong sấm ký Trạng Trình tương truyền là của Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491–1585) ở câu: “Mèo non chi chí tìm về cố hương” (mèo non có thể là đầu năm Mão) nhưng theo các nhà nghiên cứu Hán Nôm, truyền bản này có lẽ do người đời sau tái lập nên khó có thể là một chứng cứ giá trị".
(Xin xem thêm bài viết của tác giả Đinh Văn Tuấn)

(2) Toàn thư chép: "Kỷ Dậu (1009) Nhân yến tiệc, giết mèo cho các vương ăn, ăn xong lấy đầu mèo giơ lên cho xem, các vương đều sợ, vua lấy làm thích"
Việt sử lược chép: "Bính Ngọ (1006) Đêm khuya vua sai giết mèo (猫) bán cho các vương ăn. Ăn xong vua giơ đầu mèo cho xem, các vương đều môn mửa cả"
--> Tuy khác nhau về sự việc, Toàn thư chép là yến tiệc, còn Việt sử lược chép là mua bán nhưng tựu chung cả 2 sách đều cho thấy khi các vương công biết mình ăn thịt mèo thì rất sợ hãi, nôn mửa. Vì sao lại vậy, con mèo có gì đặc biệt mà khiến các vương phải sợ thế, trong khi chúng ta bắt gặp những con vật bị giết hàng ngày như: trâu, lợn, thằn lắn ...
--> Con mèo có gì đặc biệt chăng. Người viết tìm thấy trong các bài viết về Rồng như bài Hình tượng rồng trong văn hóa Việt của tác giả Nguyễn Minh Triết thì thấy có mô tả như sau "Rồng Việt tìm thấy in trên mảnh sành được phát hiện ở Bắc Ninh có đầu ngắn hơn và cổ dài, thân mèo, vây lưng là những đường vạch dài (tác giả Hoàng Văn Khoán cho biết tác giả Phạm Huỳnh Hương Trang phân loại thành Rồng Mèo). Đến thời đại nhà Ngô hình tượng rồng thể hiện trên một viên gạch tìm thấy ở Cổ Loa cũng thân mèo"
--> Tuy nhiên tác giả Hoàng Văn Khoán đặt câu hỏi về niên đại của Mảnh sành tìm thấy ở Bắc Ninh và Viên gạch ở Cổ Loa. Về khảo cổ học người viết không rành nên xin không bàn, nhưng nếu ghi chép của Việt sử lược bổ sung cho khảo cổ học và ngược lại thì người viết xin đặt giả thuyết rằng: Vào thời Ngô Đinh Lê mèo là con vật thiêng được phối với rồng. Người viết xin nói thêm sẽ cần nhiều bằng chứng hơn nữa, người viết coi đây là một hướng tìm kiếm.
-- Vì sao mèo lại trở thành con vật thiêng, người viết chưa rõ, nhưng thấy trong Ghi chú số 6 của truyện Thiền sư Bản Tịnh sách Thiền uyển tấp anh, dịch giả Lê Mạnh Thát có dẫn truyện Độc Cô Đà trong Tùy Thư có nhắc đến tục thờ ma mèo, người viết xin trở lại chi tiết này trong phần sau.

(3) Có chi tiết khá thú vị, nhưng có lẽ là vô tình chăng, ấy là liền trước đoạn dẫn ở trên, Việt sử lược viết: "Vua lại róc mía trên đầu sư Quách Mão (卯) giả vờ làm đầu sư Quách Mão bị thương, chảy máu vua cười lớn"
-- Toàn thư có chép việc này nhưng họ tên vị sư ấy là Quách Ngang.
-- Cũng rất ngẫu nhiên khi 2 sự việc được xếp gần nhau và cả 2 đều liên quan tới đầu: đầu sư và đầu mèo
-- Sẽ không có gì đáng chú ý nếu không xuất hiện cặp Mão - Miêu
--> Nhưng có lẽ là ngẫu nhiên thôi ???

(4) Việt sử lược chép: "hoặc dần dạ sát miêu, tứ chư vương thực, thực tất dĩ miêu đầu kỳ chi, chư vương giai ẩu thổ"
-- Bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng là: Hoặc đêm khuya, vua sai giết mèo bán (ban) cho các vương ăn. Ăn xong, vua giơ đầu mèo cho xem, các vương đều nôn mửa cả.
-- Bản dịch của thầy Nguyễn Gia Tường là: Hoặc đêm đến vua sai làm thịt mèo để cho các tướng (?) vương xơi. Ăn xong vua đem đầu mèo bày ra, các tước (?) vương đều mửa thốc mửa tháo cả lên.
----> Có vẻ như thầy Tường chỉ dịch mỗi chữ Dạ (nghĩa là đêm). Còn thầy Vượng lại dịch thiên về cách hiểu. Thành ra cả 2 không mô tả được cái thú vị trong tiểu đoạn.
- Trong tiểu đoạn có chữ Dần (寅) nó chính là chi thứ 3 trong địa chi. Vì nó đi cùng chữ Dạ nên phải hiểu Dần Dạ là Giờ Dần, tức là từ 3 giờ sáng đến 5 giờ sáng.
--> Như thế là Lê Ngọa Triều sai giết mèo vào giờ dần (3h-5h) để ban cho các vương.
- Thông tin "sau khi các vương ăn xong vua giơ đầu mèo ra cho xem" ----> cho phép chúng ta phỏng đoán là các vương tập trung ăn uống tại một nơi, chứ không có lý nào vua sai người đem từng đầu mèo tới từng nhà các vương. Bằng chứng khác là ghi chép của Toàn thư thông qua chi tiết "nhân yến tiệc". Bằng chứng khác nữa là cặp từ "thực tất" nghĩa là ăn xong, nếu như vua ban thịt cho các vương tại tư gia của các vương thì làm sao mà Lê Ngọa Triều biết được khi nào các vương ăn xong để mà giơ đầu mèo ra
----> Từ đó chúng ta có thể phỏng đoán một lối sinh hoạt vào buổi sáng của triều tiền Lê là: vào giờ dần (3h-5h) triều đình nấu món ăn, các vương công tụ tập để dùng bữa sáng.
- Liền sau đoạn chép này, Việt sử lược chép việc "coi chầu" --> thế ra các vương công tụ tập tại một nơi dùng bữa sáng trước khi lên chầu. Việc chầu có thể diễn ra vào giờ mão (5h-7h).
-- Lưu ý rằng Việt sử lược và Toàn thư chỉ nhắc tới các Vương, không nhắc tới các quan. Thêm nữa Toàn thư chép là "nhân yến tiệc" nghĩa là không xảy ra thường xuyên trong khi Việt sử lược chép là "dần dạ" có vẻ như nó là một lối sinh hoạt --> có lẽ phải tìm kiếm thêm tài liệu để việc kết luận được vững chắc hơn.
P/S: Việt sử lược và Toàn thư chép rằng "vua mắc bệnh trĩ phải nằm mà coi chầu"
-- nhưng có việc này khá thú vị được cả 2 sách chép trước đó, ấy là "mỗi khi ra chầu, tất sai bọn khôi hài hầu hai bên; vua có nói câu gì thì bọn ấy nhao nhao pha trò cười để cho loạn lời tâu việc của quan chấp chính" hoặc "mỗi khi coi chầu vua sai tên hề nói liến thoắng để làm rồi việc tâu của các quan chấp chính"
--> rõ ràng là Lê Long Đĩnh coi việc chầu chỉ là một trò chơi, một thú vui, một buổi trình diễn sân khấu của những tên hề và quan chấp chính
--> mà xem trình diễn sân khấu thì nên nằm hay ngồi đây 

SO SÁNH GHI CHÉP CỦA TOÀN THƯ VÀ VIỆT SỬ LƯỢC QUA TRƯỜNG HỢP CẢI NGUYÊN VÀ KIẾN NGUYÊN

1/ Về thời điểm mà Đinh Bộ Lĩnh mồ côi
Việt sử lược chép: "Thiếu Cô"
--> Bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng là "mồ côi cha từ bé"
--> Bản dịch của thầy Nguyễn Gia Tường là "lúc nhỏ mồ côi"
Toàn thư chép: "Đế Thiếu Cô"
--> Bản dịch của Viện khoa học xã hội Việt Nam là "vua mồ côi cha từ bé"
Chữ Thiếu (少) trong trường hợp này có lẽ nên hiểu là Trẻ Tuổi. Vì
Toàn thư chép: Tiên Hoàng thọ 56 tuổi --> mà ngài mất năm 979 vậy ngài sinh năm 924.
An Nam chí lược chép: Cha là Đinh Công Trứ, nhà tướng của Dương Đình Nghệ, khi Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Đinh Bộ Lĩnh về với Ngô Quyền, nhân cho Công Trứ giữ chức cũ làm thứ sử Hoan Châu, Công Trứ mất Bộ Lĩnh kế tập chức của cha.
--> Ngô Quyền cho Công Trứ làm thứ sử Hoan Châu sớm cũng phải từ năm 938, vậy lúc này Bộ Lĩnh đã 938-924=14 tuổi. Lê Tắc viết thêm: Công Trứ mất Bộ Lĩnh kế ----> rõ ràng Đinh Bộ Lĩnh không mồ côi từ bé!

2/ Về thời điểm Đinh Bộ Lĩnh mất
- Trước có đề cập tới thời điểm này rồi, nay xem lại Việt sử lược thấy có 1 ghi chép có thể khai thác nên nêu thêm để cùng bàn
Toàn thư chép: Tự lập làm đế, ở ngôi 12 năm (968-979) thọ 56 tuổi (924-979).
Việt sử lược chép: Vua ở ngôi 11 năm, thọ 55 tuổi, cải nguyên 1 lần --> do tính chất quan trọng của thông tin, người viết đã xem cả 2 bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường, thì thấy rằng đều có sự thống nhất. Bản chữ vuông kiếm được trên mạng viết là: 王在位十一年,壽五十五
--> Dễ dàng nhận thấy Việt sử lược viết ít hơn Toàn thư 1 đơn vị, nếu như Toàn thư là 56 tuổi thì Việt sử lược là 55 tuổi, nếu Toàn thư là 12 năm thì Việt sử lược là 11 năm.
--> Chúng ta phải đồng thuận rằng cách tính năm của 2 sách là giống nhau --> vì thế nếu lấy năm 979 là năm Bộ Lĩnh mất thì theo Toàn thư ngài sinh năm 979-56=923+1(cách tính tuổi ta)=924 và tương tự theo Việt sử lược ngài sinh năm 979-55=924+1=925 --> sự sai lệch này cũng là chuyện rất thường.
--> nhưng rắc rối nằm ở chỗ, theo Toàn thư năm lên ngôi của ngài là 979-12=967+1=968 và thông tin này hoàn toàn khớp với ghi chép của Toàn thư là: Mậu Thìn (968) vua lên ngôi, đặt quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
--> thế nhưng với Việt sử lược bắt đầu có sai lệch, cụ thể theo sách này ngài ở ngôi 11 năm nghĩa là ngài phải lên ngôi vào năm 979-11=968+1=969, trong khi cũng chính sách này chép: Năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo đời vua Tống Thái Tổ vương xưng hoàng đế.
Bản dịch của thầy Trần Quốc Vượng và Nguyễn Gia Tường đều ghi chú: Tống thái tổ khai bảo nguyên niên là 968 --> rõ ràng là đã có sai lệch
Việt sử lược
--> Bản dịch của thầy Vượng viết: Kỉ Tị năm thứ 2 (969). Canh Ngọ năm thứ 3 (970)
--> Bản dịch của thầy Tường viết: Kỉ Tị tức là năm thứ 2 đời Đinh Tiên Hoàng, Canh Ngọ tức là năm thứ 3 đời Đinh Tiên Hoàng --> theo cách hiểu của thầy Tường thì: năm thứ 2 và năm thứ 3 là năm của Đinh Tiên Hoàng, chứ không phải là niên hiệu Khai Bảo của Tống Thái Tổ
Toàn thư thì chép: Kỉ Tị, nhị niên [Tống Khai Bảo nhị niên] --> có vẻ như Ngô Sĩ Liên cũng hiểu như thầy Tường chăng --> nhưng có khi nào cả thầy Tường và Sĩ Liên đều hiểu sai không, hiểu sai là hiểu sai ghi chép của Lê Văn Hưu --> vì chính Toàn thư chép rằng: Sử cũ nói rằng nước Việt ta có niên hiệu bắt đầu từ đây --> nghĩa là trước đó không có niên hiệu --> nên năm thứ 2, năm thứ 3 có khi nào là của niên hiệu Khai Bảo không ?
"từ đây" theo Việt sử lược và Toàn thư là Canh Ngọ năm thứ 3 (970) --> Tiên Hoàng cải nguyên --> nhưng cải nguyên từ cái gì
--> từ Khai Bảo chăng --> nếu từ đây thì rắc rồi lớn rồi 
--> từ Đinh Tiên Hoàng năm thứ 3 --> ghi chép của Việt sử lược cho biết thêm ngài Cải Nguyên Một Lần --> như thế có khả năng ngài cải nguyên từ chính năm mà ngài đã đặt ra trước đây
----> từ đó một câu hỏi khác rằng: có khi nào Đinh Tiên Hoàng còn một niên hiệu khác mà sử sách không chép lại ?

3/ Toàn thư chép: Canh Ngọ, Thái Bình năm thứ 1 [970] (Tống Khai Bảo năm thứ 3) Mùa xuân tháng giêng, đặt niên hiệu (Sử cũ nói rằng nước Việt ta có niên hiệu bắt đầu từ đây. Nhưng Lý Nam Đế đã đặt niên hiệu là Thiên Đức)
Canh Ngọ, Thái Bình nguyên niên [Tống Khai Bảo tam niên] Xuân chính nguyệt, kiến nguyên [Cựu vân ngã Việt niên hiệu thuỷ thử nhân Lí Nam Đế kiến nguyên Thiên Đức]
-----> Có 2 việc quan trọng được thấy từ tiểu đoạn trên gồm:
(1) Toàn thư chép rất rõ: Kiến Nguyên (nghĩa là đặt niên hiệu) --> vậy thì "năm-thứ 2" trong "Kỉ Tị năm-thứ 2 [969] Tống Khai Bảo năm thứ 2" phải hiểu như thế nào cho đúng ?
Tại vị trí khác của Toàn thư lại thấy chép: "Ất Sửu năm thứ 15 [965] Tống Càn Đức năm thứ 3" và "Đinh Dậu [937] Tấn Thiên Phúc năm thứ 2" --> từ đó có thể khẳng định rằng: "năm thứ" liền kề sau Can Chi không dùng để mô tả niên hiệu của các triều đại phương bắc --> vậy không lẽ nó mô tả niên hiệu của các triều đại phương nam, nhưng rõ ràng Toàn thư viết là Kiến Nguyên chứ không phải là Cải Nguyên (nghĩa là đổi niên hiệu)
--> Người viết cho rằng "năm thứ" liền kề sau Can Chi là do người chép sử tự tạo ra, để mô tả các triều đại chính thống của phương nam khi chưa có niên hiệu
Toàn thư chép lại lời nói của sử gia Lê Văn Hưu rằng: Ngô Quyền chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế và đổi niên hiệu (chuông Nhật Tảo xác quyết lời nói ấy là đúng) --> nhưng dưới thời Nam Tấn vương thì sao và đặc biệt là từ năm 968 khi mà Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế thì sẽ như thế nào ?
Việt sử lược chép: Canh Ngọ năm thứ 3 [970] Cải nguyên là năm đầu hiệu Thái Bình [Canh ngọ tam niên, cải nguyên viết thái bình nguyên niên] --> Cải Nguyên có nghĩa là đổi niên hiệu, mà như trên đã thấy "năm thứ" liền kề sau Can Chi không thể của niên hiệu phương nam (vì nó vốn không tồn tại) --> nên nếu có đổi niên hiệu thì chắc chắn là đổi từ niên hiệu phương bắc. Cụ thể trong trường hợp năm Canh Ngọ là đổi từ niên hiệu Tống Khai Bảo năm thứ 3 thành Đinh Thái Bình năm thứ 1.
--> Cũng có nghĩa "năm thứ" liền kề sau Can Chi trong Việt sử lược là dùng để mô tả niên hiệu của các triều đại phương bắc. Ghi chép tại vị trí khác cho thấy rõ điều này "Tống thái tổ càn đức tam niên" (Càn Đức năm thứ 3 [965] đời Thái Tổ nhà Tống)
----> Như thế "năm thứ" liền kề sau Can Chi trong Việt sử lược là dùng để mô tả niên hiệu của phương bắc, trong khi "năm thứ" liền kề sau Can Chi trong Toàn thư được sử gia tạo ra để mô tả về thời gian trị vì của triều đại chính thống phương nam khi chưa có niên hiệu. Chúng ta không biết phải quy cho Ngô Sĩ Liên hay Phan Phu Tiên làm việc đó, nhưng chúng ta biết chắc chắn rằng Lê Văn Hưu không làm việc kiến tạo ấy.
Bởi Việt sử lược là sách soạn sau Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu vẫn còn dùng "năm thứ" liền kề sau Can Chi để mô tả niên hiệu phương bắc --> qua đó cũng cho thấy rất có thể sau khi Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế (968) và trước khi đặt niên hiệu (970) phương nam vẫn sử dụng niên hiệu của phương bắc (có khi nào là niên hiệu Đại Bảo của nhà Nam Hán, việc này có chút liên quan tới đồng tiền Đại Bình Hưng Bảo của triều Đinh nên xin bàn sau --> Anh Minh Xuân có bàn trước không)
(2) Việt sử lược cũng có chép như Toàn thư rằng: Có niên hiệu bắt đầu từ bấy giờ --> nhưng cũng chính Việt sử lược chép: Lý Bí làm phản, giữ thành Long Biên, tự xưng là Nam Việt đế, đặt trăm quan, cải nguyên là Thiên Đức, quốc hiệu là Vạn Xuân.
- Trước hết thấy rằng Toàn thư chép nhiều hơn Việt sử lược lời bàn "Nhưng Lý Nam Đế đặt niên hiệu Thiên Đức" --> lời này chắc có từ Phan Phu Tiên trở về sau
- Thứ đến thấy rằng Việt sử lược dùng "cải nguyên" trong trường hợp của Lý Bí, còn Toàn thư thì dùng "kiến nguyên" ----> nó cho thấy rằng Tinh thần dân tộc đã có sự thay đổi rất rõ ràng
-- Cuối cùng không lẽ Lê Văn Hưu chép sử mà lại quên rằng Lí Bí từng đổi niên hiệu hay sao mà lại chép "có niên hiệu bắt đầu từ đây". Toàn thư chép "sử cũ" chẳng phải là Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu sao --> hay là trong sử của Lê Văn Hưu ngài Lí Nam Đế chưa cải nguyên ?
--> An Nam chí lược của Lê Tắc (người có thể coi là cùng thời với Lê Văn Hưu) chép: Lí Bí thổ hào ở Giao Châu, làm phản, tiếm hiệu, đặt quan, dựng đài Vạn Xuân.
Nói là cùng thời với Lê Văn Hưu nhưng An Nam chí lược được cho là soạn vào những năm 1335, cách Đại Việt sử ký của Lê Văn Hưu cùng phải khoảng 60 năm.
-----> Câu hỏi là có tồn tại niên hiệu Thiên Đức [544-547] không, như thường lệ xin phép bàn trong bài sau 

Thứ Tư, 6 tháng 2, 2019

GHI CHÚ VỀ CHÙA TRẤN QUỐC

( xem thêm bài https://xudongly.blogspot.com/2019/02/ghi-chu-ve-thoi-ngo.html )


Sách Chùa Trấn Quốc khảo cứu và tư liệu hán nôm viết: Theo sử sách, chùa xưa tên là Khai Quốc được vua Lý Nam Đế dựng khoảng năm 544 - 548, khi ấy chùa nằm ở ngoài bãi sông Hồng.
"Sách sử" được đề cập ở trên có lẽ là Tây Hồ chí (được cho là) của Dương Bá Cung (1794-1868) có viết: Chùa Khai Quốc ở tại bờ sông Nhị Hà. Nguyên Nam Đế nhà Tiền Lý nhân nền cũ của chùa An Trì của triều Hồng Bàng, mà dựng lên nên có tên Khai Quốc. Sau danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong người Từ liêm tu bổ lại. Nhà Lý trùng tu lại. Triều Trần thường hay đến chơi. Trong khoảng Đại Bảo nhà Lê (1428-1789) vua ban tên An Quốc. Trong khoảng Hoằng Định (1600-1618) bờ sông bị lở, người trong ấp dời vào bên hồ. Trong khoảng Chính Hoà (1680-1704) vua đến chơi, đổi tên chùa là Trấn Quốc. Đầu đời Thiệu Trị (1841-1847) vua tuần du Bắc Hà, đổi tên chùa là Trấn Bắc.
Vậy nhưng văn bia còn lại sớm nhất là Trấn Quốc tự bi ký soạn năm Dương Hòa thứ 5 (1639) chỉ cho biết: Chùa xưa lập ở ngoài bãi giáp ven sông. Khoảng năm Hoằng Định thứ 16 (1615) chùa được dời về phía trong đê, chiếm gò đất Kim Ngư.
Trong bài Từ văn bia Hà Nội góp phần tìm hiểu vị trí Thăng Long thành của tác giả Đỗ Thị Hảo có viết: Sách Tây Hồ chí chép tên chùa Trấn Quốc xuất hiện vào niên hiệu Chính Hòa (1680-1705) nhưng bia trong chùa dựng năm 1639 đã ghi tên Trấn Quốc ???
----> Như thế sách Tây Hồ chí chép rằng chùa được dựng thời Tiền Lý có chính xác không, bởi 2 lẽ: thứ nhất sách chép sai 1 thông tin và thứ 2 sách được chép khá muộn trong khi các tài liệu trước đó lại không thấy đề cập gì ?
Một tài liệu khác chép về chùa Khai Quốc, ấy là Thiền uyển tập anh thời Trần. Sách này lần đầu chép đến chùa Khai Quốc trong truyện thiền sư Vân Phong (?-956). Hiện chưa thấy tài liệu nào, chép về một vị sư gắn với chùa Khai Quốc trước thiền sư Vân Phong ?
Việc này thực là lạ, khi mà cứ theo như Tây Hồ chí thì, chùa được dựng từ thời Hồng Bàng có tên là An Trì và đến thời Lý Nam Đế được dựng lại, ấy vậy mà suốt nhiều năm lại không có một vị trụ trì nào được biết đến ?
----> Có khi nào, vì chùa tên là Khai Quốc (nghĩa là mở nước) nên niên đại của chùa được đưa về thời Tiền Lý, bởi Nam Đế là người đầu tiên dựng nước (tên là Vạn Xuân) sau rất nhiều năm An Nam thuộc phương bắc ?
Chúng ta sẽ trở lại với câu hỏi này sau, nhưng tại đây, nếu chúng ta bám chặt vào manh mối tên gọi là Khai Quốc, thì chúng ta có thêm 1 giả thuyết.
Toàn thư chép lại lời nói của Lê Văn Hưu như sau: Tiền Ngô Vương mở nước (thác thổ) xưng vương, làm cho người phương bắc không dám lại sang nữa. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
Không chỉ có Toàn thư mà cả Việt điện u linh truyện Bố Cái đại vương cũng viết "khi Ngô Tiên chúa lập quốc" ----> rõ ràng là trong nhận thức của người Việt, Ngô Quyền là vị vua khai quốc, nối lại được chính thống.
------> Nên giả thuyết rằng: Chùa Khai Quốc có tên từ thời nhà Ngô. Ngay cả Tây Hồ chí cũng cho biết: danh tăng triều Ngô là Nguyễn Vân Phong tu bổ lại.
Nhưng rồi vì sao cái tên Khai Quốc được gắn với nhà Tiền Lý, ngoài diễn giải ở trên, còn một căn cứ nữa, ấy là đoạn chép trong Việt điện u linh truyện Triệu Việt vương và Lý Nam Đế.

GHI CHÚ VỀ THỜI NGÔ

1/ Thiền uyển tập anh, truyện đại sư Khuông Việt chép: Người Cát Lợi họ Ngô, thuộc dòng dõi Ngô Thuận Đế.
Toàn thư chép lại lời của Lê Văn Hưu như sau: Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương, làm cho người phương Bắc không dám lại sang nữa. Có thể nói là một lần nổi giận mà yên được dân, mưu giỏi mà đánh cũng giỏi vậy. Tuy chỉ xưng vương, chưa lên ngôi đế, đổi niên hiệu, nhưng chính thống của nước Việt ta, ngõ hầu đã nối lại được.
----> Đại sư Khuông Việt sinh khoảng năm 933, như thế theo sách sử chỉ 3 người có quan hệ thân tộc với ngài và đồng thời có thể xưng Đế gồm Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn (Cương mục cho rằng Ngô Xương Tuấn và Ngô Xương Văn là một người)
----> Nhưng theo sử gia Lê Văn Hưu thì Ngô Quyền mới chỉ xưng Vương, chưa từng xưng Đế và cũng chưa đặt niên hiệu. Lời này của Lê Văn Hưu được củng cố thông qua bài văn trên quả chuông Nhật Tảo như sau: Thôn Hạ Từ Liêm huyện Giao Chỉ, vào ngày 29 tháng 4 năm Mậu Thân niên hiệu Càn Hòa thứ 6 (948). Càn Hòa là niên hiệu của Lưu Thạnh vua nước Nam Hán.
----> Như thế Ngô Quyền mới chỉ xưng vương, nên Ngô Thuận Đế là cách người đời sau gọi chứ không phải do Quyền tự xưng. Cũng tương tự Ngô Tiên chúa (trong Việt điện u linh) và Tiền Ngô vương (trong Việt sử lược) đều là cách người sau đặt gọi, không phải do Ngô Quyền tự xưng.
----> Việt sử lược có chép: Khi Ngô vương mất --> không lẽ Quyền tự xưng là Ngô vương sao, có khi nào đó cũng chỉ là cách các sử gia đặt để gọi Quyền không ?
Thứ nhất khi Ngô Xương Văn nói với 2 tướng họ Dương và họ Đỗ rằng: Đức của Tiên vương ta thấm khắp lòng dân, phàm chính lệnh ban ra không ai không vui lòng nghe theo.
Thứ hai là Lê Văn Hưu cũng xác nhận: Tiền Ngô Vương có thể lấy quân mới họp của nước Việt ta mà đánh tan được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo, mở nước xưng vương.
Thứ ba là An Nam chí lược, gia thế họ Đinh chép rằng: Đinh Bộ Lĩnh người động Hoa Lư, cha là Công Trứ, nha tướng của Dương Đình Nghệ, khi Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, cha con Công Trứ về với Quyền, nhân cho nhiệm chức cũ là thứ sử Hoan châu.
---> Rõ ràng là Ngô Quyền rất được sự ủng hộ của các hào trưởng tại An Nam. Việc này cũng dễ hiểu, vốn ngài là con của gia đình có thế lực (con của tiên phủ - Việt sử lược) đồng thời ngài lại là bộ tướng của Dương Đình Nghệ (Toàn thư còn xác nhận ngài là con rể của Dương Đình Nghệ). Ngài lại đánh thắng quân Nam Hán --> xem thế uy quyền của ngài rất cao, xưng vương là dễ hiểu.
-----> Nhưng rồi nhiều người quy thuận nên có khi nào ngài xưng là Thuận vương không ? Giống như trường hợp của Dương Tam Kha tự xưng là Bình vương nên sử gia chép là Dương Bình vương. Quyền xưng là Thuận vương nên sử chép thành Ngô Thuận vương --> nhưng trong lúc quá khích, có người đã nâng cấp cho Quyền từ vương thành đế và do đó chúng ta có Ngô Thuận Đế như Thiền uyển tập anh chép lại.

2/ Trong phần 1, tôi có nghĩ đến 1 tiến trình, đó là: sau khi đuổi Hoằng Tháo, Ngô Quyền tự xưng là Thuận vương. Rồi các tài liệu chép về ngài đã bắt đầu sử dụng cụm từ: Ngô Thuận vương và rồi lại có tài liệu sử dụng cụm từ: Ngô Thuận Đế.
Thiền uyển tập anh là một tài liệu sử dụng cụm từ Ngô Thuận Đế. Tài liệu này có niên đại thời Trần. Thông thường có 2 tình huống xảy ra. Một là tác giả của Thiền uyển tập anh biết rất rõ Ngô Thuận Đế là ai. Hai là tác giả của Thiền uyển tập anh không biết Ngô Thuận Đế là ai, vị tác giả này chỉ làm thuần công việc sao chép (hệt như cái máy photocopy).
Rất là khó để biết chính xác tác giả của Thiền uyển tập anh có biết Ngô Thuận Đế là ai không ? Nhưng có việc này chúng ta có thể chắc chắn, rằng: tất cả những tài liệu sử thời Lý Trần đều không thấy chép cụm từ Ngô Thuận Đế. Ngay cả sử gia Lê Văn Hưu cũng nói: Tiền Ngô Vương ----> xem ra vào thời Lý Trần. Tiền Ngô Vương được sử dụng để gọi Ngô Quyền. Nói cách khác, Ngô Thuận Đế nếu được sử dụng (một cách phổ biến) thì phải trước thời Lý (hoặc có thể đầu thời Lý). Việc này cũng khiến chúng ta phỏng đoán: tác giả thời Trần của Thiền uyển tập anh cũng không biết chắc chắn Ngô Thuận Đế là ai, vị tác giả ấy cũng giống chúng ta, chỉ phỏng đoán có thể là Ngô Quyền.
Nói tác giả thời Trần của Thiền uyển tập anh, ấy là bởi cuốn sách này được nhiều người ở nhiều thời kỳ cũng biên soạn. Tác giả Nguyễn Lang trong Việt Nam phật giáo sử luận có dẫn 2 bằng chứng gồm: Một là khi được hoàng hậu Ỷ Lan hỏi về lai lịch của phái Tỳ Ni Đà Lưu Chi, thiền sư Thông Biện (?-1134) đã trả lời khá rõ rệt. Hai là khi thiền sư Thần Nghi thưa với thiền sư Thường Chiếu rằng: phụng sự đã lâu mà chưa rõ được nhân vật nào đã truyền thừa. Nên Thường Chiếu (?-1203) có cho Thần Nghi xem một tài liệu của Thông Biện. Sau khi xem xong, Thần Nghi có hỏi: tại sao hai hệ phái Nguyễn Đại Điên và hệ phái Nguyễn Bát Nhã không được chép. Thì Thường Chiếu nói rằng: Thông Biện đã nghĩ kỹ rồi mới không chép ----> Từ đó GS Nguyễn Lang cho rằng Thông Biện là người đầu tiên biên soạn Thiền uyển tập anh.
Chúng ta biết năm 1011 đại sư Khuông Việt tịch, còn thiền sư Thông Biện tịch vào năm 1134. Vậy cũng chỉ cách nhau trên dưới 100 năm. Trong sử thì đây là khoảng thời gian khá ngắn, nên những thông tin về vị đại sư Khuông Việt trong Thiền uyển tập anh là có thể tin được. Một việc nữa cũng có thể suy ra từ đây là: vào thời kỳ của Thông Biện, Ngô Thuận Vương được sử dụng rộng rãi. Và có thể vào thời kỳ nhiều người xưng vương, nhưng để mô tả sự nổi bật, vai trò quan trọng của Ngô Quyền (mà như Lê Văn Hưu nói rằng: làm cho người phương bắc không giám sang nữa) thì người đời sau đã dùng chữ Đế để gọi Ngô Quyền, cốt là để tạo sự khác biệt với các vị vương khác (nhận định của Mr Mạc Tư Hữu)
----> đó có thể là tiến trình từ Thuận vương, tới Ngô Thuận vương, tới Ngô Thuận Đế và rồi bị thay bởi Tiền Ngô vương.
Theo Việt sử lược năm 944 Ngô Quyền mất, trị nước được 7 năm (938-944). Chủ tướng là Dương Tam Kha tự lập, xưng là Bình vương. Con cả của Quyền là Xương Ngập chạy về Trà Hưng [Hải Dương] trú tại nhà Phạm Công Lệnh. Tam Kha nhận con thứ của Quyền là Xương Văn làm con. Quyền còn 2 người con nhỏ nữa là Nam Hưng và Càn Hưng. Năm 950 Tam Kha sai Xương Văn cùng 2 tướng họ Đỗ và họ Dương đánh 2 thôn Đường Nguyễn, Xương Văn cùng 2 tướng trở về đánh úp, giáng Bình vương làm Chương Dương sứ. Tam Kha trị nước cũng được 7 năm (944-950). Cứ theo như Việt sử lược thì năm 944 được tác giả tính cho cả Quyền và Kha.
Sau khi phế Dương Bình vương mà tự lập, Ngô Xương Văn xưng là Nam Tấn vương. Năm 951 Văn đón Xương Ngập về cùng coi chính sự, Ngập xưng là Thiên Sách vương.
----> Thú vị ở chỗ. Tân Ngũ đại sử, Nam Hán thế gia cho biết: năm 932 vua nước Nam Hán là Lưu Nghiễm phong cho con trai thứ 4 là Lưu Thịnh làm Tấn vương. Sau này Lưu Thịnh cũng làm vua nước Nam Hán.
 có khi nào lại trùng hợp thế không, Lưu Thịnh ở Quảng Đông làm Tấn vương, còn Ngô Xương Văn ở Cổ Loa lại tự xưng là Nam Tấn vương. Sao không phải là gì gì đó Tấn vương mà lại là Nam ? Có lẽ ý của Văn là muốn làm Tấn vương của phương nam chăng ?
Việc hướng về phương bắc (noi theo giáo hóa) của Văn không chỉ qua việc ấy, mà vào năm 954 chính Xương Văn cử sứ sang nước Nam Hán xưng thần và xin tiết việt. Năm 954 xảy ra 1 sự kiện khác rất quan trọng, ấy là Xương Ngập mất, tất cả các tài liệu đều thống nhất rằng: Xương Ngập mất, Xương Văn mới sai sứ sang Quảng Đông. Việt sử lược còn chép rõ: Thiên Sách vương ở ngôi 3 năm (có lẽ là 951-953) còn Nam Tấn vương ở ngôi 13 năm (950 và 954-965).
Việt sử lược chép rõ Thiên Sách chuyên quyền, không cho Xương Văn tham dự triều chính. Toàn thư còn chép thêm: 2 vương do đó hiềm khích với nhau. Lại thêm, vào năm 954 sau khi sứ An Nam sang Nam Hán xưng thần, thì vua Nam Hán sai sứ sang An Nam, lúc này Xương Văn mới cho người ngăn lại và nói với sứ nhà Nam Hán rằng "cướp biển đang làm loạn, đường xá không thông được" ----> Cướp biển là đám nào, lớn tới đâu mà triều đình Cổ Loa không dẹp được. Rồi họ Phạm mạn phía đông rất mạnh, không lẽ không quản được đám cướp này. Lưu ý rằng đám cướp làm loạn tới mức đường xá không thông thì rõ là rất lớn, khác hoàn toàn với đám cướp thông thường, là cướp xong rồi trốn chạy và ẩn nấp ----> vậy chúng ta có 1 chuỗi các sự kiện gồm: khi bị Tam Kha tiếm quyền, Xương Ngập chạy về nhà họ Phạm mạn phía đông, khi Xương Ngập về Cổ Loa thì xảy ra hiềm khích với em trai, đến lúc Xương Ngập chết thì mạn phía đông xảy ra việc cướp biển làm loạn.
Vì sao Xương Ngập chết ? Giả sử Ngập là thân phụ của Khuông Việt thì lúc sinh Việt, chắc ngài chỉ khoảng 20 tuổi, tới năm 955 thì ngài khoảng 40 tuổi. Rồi vì sao Ngô Chân Lưu lại đi tu và trở thành Khuông Việt đại sư ? Xin xem phần tiếp theo

3/ Đại sư Khuông Việt được cho là sinh khoảng năm 933 và là con cháu đời sau (duệ) của Ngô Thuận Đế. Tác giả của Thuyền uyển tập anh khi chép Ngô Thuận Đế là muốn hàm chỉ ai ?
Theo Việt sử lược chúng ta có 3 cái tên là: Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập, Ngô Xương Văn.
Theo Toàn thư chúng ta có thêm 3 cái tên nữa là: Ngô Xương Xí, Ngô Nhật Khánh, Ngô Mân.
Theo An Nam chí lược chúng ta có thêm Ngô Xương Tuấn.
--> Theo Việt sử lược thì Xương Xí và Nhật Khánh không phải người họ Ngô.
--> Theo Cương mục thì Xương Tuấn là tên khác của Xương Văn.
--> Không có tài liệu nào khẳng định Ngô Mân từng xưng vương.
Nên dựa theo sách sử thì chỉ còn: Ngô Quyền, Ngô Xương Ngập và Ngô Xương Văn. Nhưng Toàn thư cho biết Quyền có 4 người con là Xương Ngập, Xương Văn, Nam Hưng, Càn Hưng --> vậy Khuông Việt không thể là con của Quyền.
Chúng ta luôn đồng thuận rằng: Ngô Chân Lưu là con trai của Ngô Xương Ngập và sau sự biến Dương Tam Kha, Ngô Xương Ngập phải chạy về nương tựa nhà Phạm Công Lệnh, còn con trai của ngài là Chân Lưu phải nương tựa cửa chùa. Nhưng xem kỹ truyện Khuông Việt đại sư thì dường như không phải vậy ?
Đoạn "nhỏ theo học Nho, lớn lên quy y Phật, sư cùng bạn học Trụ Trì đến thiền sư Vân Phong chùa Khai Quốc, thọ giới cụ túc, từ đó sư đọc khắp sách Phật, tìm hiểu yếu chỉ của Thiền" ----> Trụ Trì có lẽ là bạn học Nho với Chân Lưu. 2 người này khi trưởng thành thì đến chùa Khai Quốc thọ giới thiền sư Vân Phong --> cứ xem mô tả này thì thấy đây không giống với bối cảnh của một cuộc gửi thân nơi cửa phật để trốn tránh tai họa.
Vì nếu là gửi thân nơi của phật để trốn tránh tai họa, thì Chân Lưu phải thực hiện một cách bí mật, càng dấu thân phận kỹ càng tốt, phải hoàn toàn lặng lẽ, chứ không lý nào lại cùng bạn học tới thọ giới được ?
Lại thêm, Chân Lưu "đọc khắp sách phật, tìm hiểu yếu chỉ của thiền" --> đó rõ ràng là một con người hướng phật, chứ không phải là một con người đang lẩn trốn.
------> thế nên nói rằng: do sự biến năm 944 mà Ngô Chân Lưu phải tựa vào phật môn cũng rất đáng ngờ, nghi vấn này cũng gián tiếp đặt ra một nghi vấn khác, rằng Chân Lưu có phải là con trai của Xương Ngập không ?
Thiền uyển tập anh, truyện thiền sư Đa Bảo chép: Khi đại sư Khuông Việt giảng dạy tại chùa Khai Quốc, sư đến tham học ----> như thế suốt một thời gian dài, từ khi Chân Lưu trưởng thành tới chùa Khai Quốc thọ giới thiền sư Vân Phong và vào năm 956 khi thiền sư Vân Phong mất thì Chân Lưu tiếp quản, thiền sư cho Đa Bảo nhập thất.
Truyện Khuông Việt đại sư cho biết: sau sư già yếu, xin về núi Du Hí thuộc quận Thường Lạc để dựng chùa --> như thế Chân Lưu có một thời gian rất dài gắn bó với chùa Khai Quốc.
Việt sử lược và Toàn thư cho biết Ngô Quyền còn có 2 người con trai nữa là Nam Hưng và Càn Hưng. Nam Hán thế gia có chép tên mấy người con của Lưu Thạnh là: Kế Hưng, Toàn Hưng, Khánh Hưng, Bảo Hưng, Sùng Hưng ----> cả 2 người con của Ngô Quyền và 5 người con của Lưu Thạnh đều kết thúc bởi chữ Hưng (?)
Mở rộng khảo sát thấy rằng: Lưu Ẩn được phong làm Nam Bình vương, còn Dương Tam Kha thì tự xưng là Bình vương (?) Sơ đồ nhà Nam Hán gồm: Lưu Khiêm sinh Lưu Ẩn, Lưu Nghiễm. Lưu Nghiễm sinh Lưu Phần, Lưu Thạnh. Lưu Thạnh sinh Lưu Sưởng.
Sơ đồ Ngô Dương gồm: Dương Đình Nghệ sinh Dương Tam Kha, con (rể) Ngô Quyền. Quyền sinh Xương Ngập, Xương Văn. Như Việt sử lược chỉ nói Ngô Quyền là tướng của Đình Nghệ, nhưng sang tới Toàn thư thì Quyền trở thành con rể (?). Có thể vào thời của Lê Tắc, Việt sử lược thì lịch sử như những sách này ghi chép, sau những câu truyện này truyền vào dân gian, rồi cả những truyện về nhà Nam Hán nữa, tại dân gian những câu truyện trộn lẫn với nhau. Đến khi Ngô sử gia chép sử thì đã không những lấy từ chính sử mà còn lấy cả từ đời truyền, thành ra như vậy. Lại thêm khi soạn sử phương nam, Ngô Sĩ Liên còn luôn lấy sử phương bắc làm khuân mẫu, vì thế không loại trừ có vài chi tiết người soạn sự cố tình uấn nắn cho đúng với khuân mẫu phương bắc chăng ? Tiếc là chúng ta không có bằng chứng, giả mà có mấy tấm bia thì tốt 
Toàn thư cho biết vào năm 967, khi Trần Minh Công mất, bọn con em (tử đệ) Ngô Tiên Chúa đem quân đánh ----> như vậy là nhóm thân tộc với Ngô Quyền còn khá nhiều. Cũng không thấy sách đề cập tới con của Xương Văn (?). Nam Hưng với Càn Hưng thời điểm này cũng đều lớn cả.
Rốt lại Ngô Chân Lưu có mối quan hệ như thế nào với Ngô Quyền ? Có khi nào thiền sư Thông Biện chép sai không ? Cũng không có bằng chứng cho thấy sách ấy chép sai, với lại các thông tin khác về Khuông Việt đều khớp với sách sử ? Nam Hán thế gia cho biết hoàng đế Lưu Sưởng trước tên là Kế Hưng, rồi Lưu Thạnh trước tên là Hồng Hy, cả Lưu Phần trước cũng vốn tên là Hồng Độ --> có khi nào Chân Lưu trước vốn tên là [...] Hưng không  Nhưng mà nếu Thông Biện biết rõ về Khuông Việt như vậy thì ngài ấy phải dùng chữ Tử mới đúng, chứ sao lại dùng chữ Duệ ?

4/ https://xudongly.blogspot.com/2019/02/ghi-chu-ve-chua-tran-quoc.html

5/ Việt điện u linh truyện Triệu Việt vương và Lý Nam đế viết: Nam Đế đã thôn tính xong Triệu Việt Vương, bèn thiên đô đến Lộc Loa và Vũ Ninh, phong anh là Xương Ngập làm Thái Bình hầu giữ thành Long Biên, phong Đại tướng Lý Tấn Đỉnh làm An Ninh hầu, giữ thành Ô Diên. Nam Đế chết, con là Sư Lợi lên làm vua, được mấy năm thì bị tướng nhà Tùy là Lưu Phương diệt.
----> Triệu Việt vương và Lý Nam đế là truyện tích hợp rất nhiều những thông tin, cụ thể như:
- An Ninh hầu là tước hiệu của Trần Liễu (Toàn thư mục năm 1315)
- Chuyện tình của Nhã Lang và Cảo nương được lấy cảm hứng từ chuyện tình của Mỵ Châu và Trọng Thủy.
- Sư Lợi họ Khâu, là con trai của Tổng quản Giao Châu Khâu Hòa (Tùy thư Khâu Hòa truyện). Nhân vật này hình như thầy Thạt cũng bị nhầm 
- Thái Bình hầu thì chưa xác định được
Tùy thư cho biết: Lí Phật Tử làm loạn, giữ thành cũ Việt vương, cho con của anh là Đại Quyền giữ Long Biên và bộ tướng là Lí Phổ Đỉnh giữ thành Ô Diên.
--> Người giữ Long Biên từ Lý Đại Quyền trở thành Lý Xương Ngập --> rất thú vị đúng không, sự thay đổi này cho chúng ta cái tên Xương Ngập họ Ngô. Không những thế, mối quan hệ cũng bị thay đổi từ con của anh thành người anh, nếu vậy Lí Nam Đế chính là hình ảnh của Ngô Xương Văn.
--> Lại thấy rằng, cái tên Lí Phổ Đỉnh đã bị thay bởi Lý Tấn Đỉnh, mọi thứ giữ nguyên chỉ có Phổ thành Tấn. Có khi nào chữ Tấn này nằm trong Nam Tấn vương không ? Bởi Lĩnh Nam chích quái truyện Vuốt rông trừ giặc cũng chép: "phong cho đại tướng quân Lý Tấn Trang làm An Ninh hầu". Mọi thứ thay đổi nhưng riêng chữ Tấn không thay đổi. Còn chữ Nam thì nằm trong ngay đầu câu truyện "Nam Đế họ Lý, húy là Phật Tử"
--> Việt điện u linh chép là sau khi dẹp Triệu Việt vương, Nam Đề rời về Lộc Loa Vũ Ninh, Lĩnh Nam chích quái chép rõ hơn "trở lại Loa thành" ----> hẳn chúng ta còn nhớ, sau khi đánh bại quân Nam Hán, Ngô Quyền đóng đô ở Cổ Loa. Nhưng vì sao cuộc chiến giữa Lý Nam Đế (Ngô Xương Văn) với Triệu Việt vương (chưa xác định được) lại xảy ra ở thành Ô Diên ? Việc này Toàn thư và Việt sử lược có chép.
Toàn thư viết: Năm 950 Tam Kha sai Xương Văn và hai tướng họ Dương, họ Đỗ đem quân đi đánh hai thôn Đường, Nguyễn ở Thái Bình. Đến Từ Liêm, Xương Văn ung dung (thung dung) bảo hai sứ rằng: "Bình Vương tự làm việc bất nghĩa, cướp ngôi của anh em ta, tội không gì to bằng". Hai sứ đều nói: "Xin theo lệnh của ông". Xương Văn nói: "Ta muốn đem quân quay lại đánh úp Bình Vương để khôi phục cơ nghiệp của Tiên Vương ta, có nên chăng". Hai sứ đều trả lời là nên lắm. Bèn quay về đánh úp Tam Kha. Mọi người muốn giết đi, Xương Văn nói: "Bình Vương đối với ta có ơn, sao nỡ giết". Bèn giáng làm Chương Dương công, nhân đó ban cho thực ấp.
----> Chúng ta thấy địa danh Từ Liêm xuất hiện, thành Ô Diên ở huyện Từ Liêm. Khi đến Từ Liêm thì Xương Văn lại Thung Dung, vì sao ? Phải chăng khi được Tam Kha nhận làm con, nên Xương Văn được phong đất ở đó (qua việc giáng Kha làm Chương Dương công, nhân đó mà ban cho thực ấp, việc này cho thấy chuyện phong tước ban ấp thời Ngô đã có). Việc Xương Văn được ban cho thực ấp là có cơ sở, bởi ngay dưới mục 950, Toàn thư có chép lại lời của Lê Văn Hưu rằng "nuôi con vua làm con mình mà cho thực ấp, là ơn riêng" (dưỡng quân chi tử vi dĩ tử nhi thực ấp, tư ân dã)
Một bằng chứng gián tiếp nữa cũng cho thấy Xương Văn có ấp phong tại Từ Liêm, ấy là vị tướng theo ngài đánh úp Bình vương là Đỗ Cảnh Thạc (Toàn thư). Người mà sau này chiếm giữ vùng Đỗ Động (phía tây kinh thành) và như Toàn thư chép năm 967 khi mà Trần Minh Công ở Bố Hải khẩu mất thì "bọn con em của Ngô Tiên chúa ở Đỗ Động Giang hơn 500 người đem quân đến đánh" ----> Bọn con em Ngô Tiên chúa hợp với Đỗ Cảnh Thạc giữ mạn phía tây kinh thành, có lẽ là cả Từ Liêm, đất cũ của Xương Văn.
Theo như chuông Nhật Tảo (Từ Liêm) đúc năm 948 thì tại Từ Liêm có một nhóm gồm 2 phái là Đạo và Nho gọi chung là Vô Pháp môn. Vào năm 944, nhóm này góp tiền về 1 bức tranh Thái thượng tam tôn, trong cùng năm đó là thêm 6 cái phướn báu thứ quan. Thật đáng tiếc, chuông không nói rõ mục đích làm 2 thứ đó để làm gì (nếu ko nói thì phải ngầm hiểu là để thờ cúng riêng trong phái) vì năm 944 cũng là năm Ngô Quyền mất 
Thiền uyển tập anh truyện thiền sư Vân Phong, viết rằng: Chùa Khai quốc, kinh đô Thăng Long, người Từ liêm, quận Vĩnh Khương, họ Nguyễn ----> ở đây xuất hiện một vị thiền sư người Từ Liêm, lại là thầy của Chân Lưu (cháu của Ngô Thuận Đế). Mà rồi, một vị vương họ Ngô tên là Xương Văn lại có mối liên hệ với Từ Liêm ----> hơi rối một xíu! Vậy tổng kết lại nhé:
/ Có cơ sở để kết luật ghi chép của Thiền uyển tập anh về thiền sư Khuông Việt là đáng tin, nên chúng ta có thiền sư Khuông Việt là dòng dõi Ngô Thuận đế, Ngô Thuận đế có khả năng là Ngô Quyền.
/ Không có tài liệu nào, ngoại trừ gia phả họ Ngô xác quyết Ngô Chân Lưu là con Thiên Sách vương Ngô Xương Ngập. Xem truyện thiền sư Khuông Việt thì dường như, Ngô Chân Lưu đến thọ giáo thiền sư Vân Phong tại chùa Khai Quốc không hề giống với cuộc lẩn trốn.
/ Khi Tam Kha tiếm quyền, đã nhận Ngô Xương Văn làm con, có ban ấp phong và trên cơ sở rất nhiều những thông tin ám chỉ Xương Văn được tích hợp trong câu chuyện lấy bối cảnh tại Từ Liêm, cùng với đó là những sự kiện liên hệ giữa Xương Văn với Từ Liêm trong sử, chúng ta đặt giả thuyết: ấp phong của Xương Văn là tại khu vực Từ Liêm.
/ Không có tài liệu nào đủ mạnh để xác quyết về thời điểm ra đời của tên gọi Khai Quốc, trong khi vị thiền sư đầu tiên có liên hệ với chùa Khai Quốc là Vân Phong, người thời Ngô và cũng rất khéo khi những ghi chép của sử sách cho phép phỏng đoán, Ngô Quyền cũng là một vị vua khai quốc.
/ Một người dòng dõi Ngô Vương là Chân Lưu lại đến xin làm để tử của vị sư hiện được ghi nhận là đầu tiên có liên hệ với chùa Khai Quốc là Vân Phong, trong khi vị thiền sư Vân Phong lại có quê tại nơi con của vị vương khai quốc quản lý.
Cuối cùng có một chi tiết cũng khá khó hiểu, đó là sự xuất hiện của Sư Lợi, theo sách sử thì khi người phương bắc là Lưu Phương đem quân đến đánh Lý Phật Tử (Lý Nam Đế) thì Phật Tử xin hàng. Nhưng sách sử lại không hề chép về con cháu của Lý Phật Tử, trong khi Việt điện u linh lại chép rõ: Phật Tử mất, con là Sư Lợi nối, bị tướng nhà Tùy là Lưu Phương đến đánh, thì xin hàng.
Theo sử sách thì Lưu Phương dẹp Lý Phật Tử năm 602, còn đánh nước Lâm Ấp, mãi tới 618 Khâu Hòa mới được nhắc đến, hơn nữa chỉ Khâu Hòa mới liên quan tới An Nam, người con Khâu Sư Lợi chẳng có liên hệ gì, vì sao lại được tích hợp vào câu chuyện trong Việt điện u linh, hơn thế nữa lại trở thành con của Ngô Xương Văn.
-----> Cách giải thích của em là không viết hoa chữ SƯ, nghĩa là chỉ viết "sư Lợi" hàm í chỉ một vị sư, nhưng vì sao lại là Lợi mà không phải là Lưu ? Chúng ta thấy Nam Tấn vương được tách thành Nam Đế và Tấn Đỉnh, có khi nào "sư Lưu" được tách thành "Sư Lợi" và "Lưu Phương" ---> xin xem thêm trường hợp của một nhân vật cuối thời Lý là Đỗ Năng Tế.
Vậy thì giả thuyết tổng là gì ? Ngô Quyền giết Kiều Công Tiễn, phá Hoằng Thao, xưng Thuận vương, mở chủa Khai Quốc, lấy một vị sư dòng Vô Thông Ngôn là Vân Phong người Từ Liêm làm trụ trì (xem dòng Vô Thông Ngôn thì gần như toàn bộ các vị thiền sư đời đầu đều mở chùa, cụ thể như Cảm Thành mở chùa Kiến Sơ, Thiện Hội mở chùa Định Thiền, Khuông Việt mở chùa Phật Đà). Khi Ngô Quyền mất, Tam Kha tiếm ngôi, nhận Xương Văn làm con, phong cho thực ấp tại Từ Liêm. Xương Văn liên kết với các thế lực (Đỗ Cảnh Thạc tại Đỗ Động, Vô pháp môn, Vân Phong) tổ chức cuộc bạo loạn, phế Bình vương. Văn lên làm Nam Tấn vương, cho con là Ngô Chân Lưu theo Vân Phong thọ giới cụ túc.
P/S: Thái Bình hầu là tước hiệu của ai, trong phần trước có nói tới hiềm khích của Xương Ngập và Xương Văn, có khi nào Nam Tấn vương phế Thiên Sách vương, cho làm Thái Bình hầu không, xin bàn trong một bài khác

GHI CHÚ VỀ CHÙA MỘT CỘT

1/ Toàn thư chép: "Kỉ Sửu [1049] Mùa đông tháng 10, dựng chùa Diên Hựu (...) Tân Tị [1101] Sửa chùa Diên Hựu (...) Ất Dậu [1105] Mùa thu tháng 9, làm hai ngọn tháp chỏm trắng ở chùa Diên Hựu, ba ngọn tháp chỏm đá ở chùa Lãm Sơn. Bấy giờ vua sửa lại chùa Diên Hựu đẹp hơn cũ, đào hồ Liên Hoa Đài, gọi là hồ Linh Chiểu. Ngoài hồ có hành lang chạm vẽ chạy chung quanh, ngoài hành lang lại đào hồ gọi là hồ Bích Trì, đều bắc cầu vồng để đi qua. Trước sân chùa xây bảo tháp. Hàng tháng cứ ngày rằm, mồng một và mùa hạ ngày mồng 8 tháng 4, xa giá ngự đến, đặt lễ cầu phúc, bày nghi thức tắm Phật, hàng năm lấy làm lệ thường".
Việt sử lược chép: "Ất Dậu [1105] Mùa thu tháng 9, xây 2 tháp bằng sứ trắng ở chùa Diên Hựu".
Bia tháp Sùng Thiện Diên Linh dựng năm 1121 tại núi Đọi [Hà Nam] viết: "Mở chùa Diên Hựu ở tại vườn tây. Dấu vết theo quy mô thuở trước, lo toan thánh ý ngày nay. Đào ao thơm Linh Chiểu, giữa ao trồi lên một cột đá, trên cột có một đóa hoa sen nghìn cánh xòe ra, Trên hoa dựng ngôi đền đỏ sẫm, trong đền đặt pho tượng sắc vàng. Ngoài ao có hành lang bao bọc, ngoài hành lang lại đào ao Bích Trì, bắc cầu cong để đi lại. Ở sân trước cầu, hai bên tả hữu xây tháp báu lưu ly. Để mồng một hàng tháng, để mùa xuân hàng năm, nhà vua thân ngồi xe ngọc, đến mở tiệc chay".
-- Không khó để nhận ra điểm giống nhau giữa ghi chép của Toàn thư và Bia tháp. Nhưng cái thú vị không nằm trong tiểu đoạn đó mà nằm trong toàn văn bia tháp (về toàn văn trên bia tháp xin xem ảnh chụp).
-- Xem thật kỹ toàn văn sẽ nhận ra, văn bản được trình bày theo trình tự thời gian. Đoạn đầu tiên nói về đạo phật (do không rành nên không dám bàn) đoạn tiếp theo viết về việc Lý Nhân Tông được đầu thai, đoạn tiếp theo nói về việc tuổi thơ mà lên ngôi của Càn Đức, đoạn tiếp theo viết về việc Nhân Tông cho dựng các công trình kiến trúc tại hướng Trường Lô (sông Nhị Hà - phía bắc) rồi đài quảng chiếu trước đoan môn (cửa thành phía nam) và mở rộng chùa Diên Hựu ở tại vườn phía tây. Đoạn tiếp theo nói về việc đánh châu Ung và trận Như Nguyệt.
----> như vậy việc đào ao thơm Linh Chiểu phải xảy ra trước trận Ung Khâm Liên và Như Nguyệt. Việt sử lược sẽ cho câu trả lời.
Việt sử lược chép: "Nhâm Tí [1072] Mùa thu tháng 7, vua ra hành cung Giao Đàm [Hồ Tây] Vua đi lễ ở núi Tản Viên. Dời phường Phủng Nhật đến chợ phía Nam. Xây cửa Trường Quảng, cửa Thái Bình, cửa Thượng Thủy Hà, đền Nghênh Thu, trạm Quy Nhân, cả thảy năm nơi".
-- Vua đi lễ ở núi Tản Viên chính là hướng Trường Lô. Dời phường Phủng Nhật đến chợ phía nam chẳng phải để xây đài quảng chiếu trước đoan môn sao.
-- "Trong đặt tòa thêu cao vọi, để nhà vua rộng tầm mắt nhìn xa, cho thể nữ được sẵn sàng hầu cận" --> đó chẳng phải cung cấm sao. Và tại cung cấm thì "dốc châu báu trang hoàng, đủ 3 cung nhà cửa" --> đó chẳng phải là cửa Trường Quảng, cửa Thái Bình và cửa Thượng Thủy Hà sao ?
----> Như vậy là theo mô tả của bia tháp thì việc đào ao Linh Chiểu, Bích Trì và dựng hành lang tại chùa Diên Hựu là 1 hạng mục trong tổng công trình tu bổ kinh thành Thăng Long khi Càn Đức lên ngôi năm 1072-1073, chứ không phải được thực hiện vào năm 1105 như sách sử chép.
2. Cấu trúc cơ bản của chùa Diên Hựu trong đề án tu bổ do triều đình làm chủ đầu tư và được PJICO bảo hiểm giai đoạn 1072-1073 như thế nào.
-- Trước hết là đào (tạc) ao Linh Chiểu. Vì đào ao này mà vọt lên (trung dũng) một cột đá (cột đá có trước rồi, nhưng đặt trên đất nên thấy thấp, giờ đào ao xung quanh, làm cho có cảm giác cột đá cao hơn).
-- Cột đá này không tiếp xúc với nước, mà vẫn được dựng trên đất, nhưng diện tích của đất có khả năng (phỏng đoán thôi) bằng hoặc lớn hơn so với tòa sen đặt trên cột đá.
-- Ngoài ao có hành lang bao bọc, không rõ là hành lang dựng trên đất hay nằm giữa nơi tiếp xúc của nước và đất (sẽ bàn sau). Ngoài hành lang đào ao Bích Trì (thế xem ra hành lang được dựng trên đất)
-- Thường bắc cầu cong để qua lại (mỗi giá phi kiều dĩ thông chi) --> chưa chắc nhóm cầu cong này đã được cố định vào cấu trúc.
-- Tại sân trước cầu (tiền kiều chi đình) dựng 2 bảo tháp lưu ly.
----> Do người viết không có kiến thức về phật giáo cũng như đồ hình mandala, nên tại đây xin chưa đưa ra kết luận, nhưng cảm quan ban đầu thì chùa Diên Hựu không tuân theo đồ hình mandala như giả thuyết của tiến sĩ Trần Trọng Dương (xin bàn trong phần sau).
Huyền Quang thiền sư (1254-1334) có viết bài thơ về chùa Diên Hựu như sau: "Si vẫn đảo miên phương kính lãng - Tháp quang song trĩ ngọc tiêm hàn - Vạn duyên bất nhiễu thành già tục". Bản dịch nghĩa như sau: "Bóng xi vẫn nằm ngủ ngược dưới mặt hồ như tấm gương vuông lạnh giá - Hai ngọn tháp đứng song song như ngón tay ngọc rét buốt - Muôn vàn nhân duyên không vương vấn là bức thành che niềm tục".
-- Như thế cho tới thời Trần chùa Diên Hựu có "bức thành che" --> có lẽ là hành lang giữa ao Linh Chiểu và Bích Trì. Có "hai ngọn tháp" --> rõ ràng là Huyền Quang nhắc tới 2 ngọn tháp, hoàn toàn phù hợp với mô tả của bia tháp Sùng Thiện Diên Linh là "tả hữu Phạn lưu li bảo tháp". Nếu là 2 thì rõ ràng không đáp ứng được yêu cầu của đồ hình mandala.
P/S: bài phác thảo ý tưởng nên còn nhiều sai sót, người đọc xin cẩn trọng. Bài viết sử dụng bản dịch tại các sách Văn bia hán nôm Việt Nam từ khởi thủy đến thời Lý Trần của PGS.TS. Đinh Khắc Thuân và bản PDF cuốn Thơ văn Lý Trần tập 1. Người viết xin được cảm ơn Mr Lê Tùng Lâm đã hỗ trợ tài liệu và những chỉ dẫn cần thiết.

2/ Trong phần 1 tôi có so sánh đoạn văn mô tả về việc mở rộng chùa Diên Hựu trong Toàn thư và bia tháp Sùng Thiện Diên Linh, từ đó đi đến kết luận rằng: việc đào ao Linh Chiểu, Bích Trì và dựng hành lang được thực hiện vào năm 1072-1073 chứ không phải năm 1105. Tôi cũng có mô tả qua về cấu trúc cơ bản của chùa Diên Hựu, trong phần này xin làm rõ vài điểm khác. Người viết cũng xin lưu ý tới bài Chùa Diên Hựu - Một Cột: Lịch sử và biểu tượng của tác giả Trần Trọng Dương đăng trên Tạp chí Tia Sáng năm 2012.
Toàn thư cho biết năm 1049 chùa Diên Hựu được dựng, năm 1101 chùa được sửa và năm 1105 chùa được mở rộng. Trong khi Việt sử lược cho biết năm 1101 chùa Diên Hựu được dựng, năm 1105 chùa được sửa. Rõ ràng đã có sự bất nhất về sử liệu trong việc khởi dựng chùa Diên Hựu.
Tác giả Hoàng Mai Hương có giới thiệu về Bài ký chùa Diên Hựu của Trạng nguyên Lương Thế Vinh (1441-1496) như sau: Thần nghe phía tây Đại Nội, mộng trông Phật hiện (mà) Diên Hựu thành tên. Ai người sáng tạo sau Lý Thánh Tôn ? Linh Cảm hoàng hậu thời Lý Nhân Tôn, chính trị đang hưng, tuổi vừa xế bóng, những mong con cháu tạo phúc hưng khánh, công đức dài lâu. Vì thế nên chùa mới dựng (tác). Nhìn khắp cảnh quan: vàng ngọc lung linh, hành lang uốn lượn, cành sen vươn nở, cột đá nâng đền (điện) trâm ngọc lưng trời, bảo tháp giữ cửa. Ôi ! Từ Lý tới Trần, từ Trần tới Hồ, đến nay đã mấy trăm năm mà vẫn nguy nga tồn tại.
Trước hết phải nói ngay rằng Lương Thế Vinh và Ngô Sĩ Liên là 2 người cùng thời. Sau cùng bài ký cho chúng ta rất nhiều thông tin: Thứ nhất Lý Thánh Tôn mới là người khởi dựng, chứ không phải Lý Thái Tông. Thứ hai bài ký chép rõ Linh Cảm hoàng hậu dựng (tạc) chùa Diên Hựu thời Lý Nhân Tông. Rốt lại, ai mới là người dựng chùa ?
Toàn thư chép: Trước đây vua chiêm bao thấy phật, khi tỉnh dậy, nói với bầy tôi, có người cho là điềm không lành, nhà sư Thiền Tuệ khuyên vua làm chùa, dựng cột đá ở giữa đất như đã thấy trong mộng, cho các nhà sư đi chung quanh tụng kinh cầu vua sống lâu  như thế vào năm 1049 chùa Diên Hựu chỉ gồm một cột đá, trên là một tòa sen, trên tòa sen có tượng phật, vì thế mà không thể gọi nó là chùa, cho đến năm 1072 khi Linh Cảm hoàng hậu dựng thêm ngôi đền trên tòa sen, lúc ấy kiến trúc đó mới trở thành chùa Diên Hựu. Nhưng sử gia Ngô Sĩ Liên khi chép sử vì đã hiểu rõ lịch sử của chùa Diên Hựu nên ngài đã dùng tên của giai đoạn sau để gọi tên cho giai đoạn trước.
Toàn thư chép: Mùa xuân tháng 2 (1080) đúc chuông lớn cho chùa Diên Hựu. Chuông đúc xong, đánh không kêu, nhưng cho rằng nó đã thành khí, không nên tiêu hủy, bèn đem bỏ ở Quy Điền của chùa. Sử liệu này cho phép chúng ta phỏng đoán, vào năm 1080 trên đài sen đã dựng lầu, vì có dựng lầu thì mới đúc chuông để treo.
Nếu trước năm 1072 kiến trúc đang bàn (có thể mang tên Diên Hựu nhưng) chưa phải là Chùa thì nó có thể được khởi dựng khác thời điểm năm 1049 không ? Việt sử lược chép: Tháng 6/1058 xây điện Linh Quang, phía trước điện dựng lầu chuông, một cột sáu cạnh hình hoa sen (độc trụ lục giác liên hoa chung lâu). Sử liệu này cho thấy: lầu chuông trước điện Linh Quang có kiến trúc tương tự với kiến trúc đang bàn và lầu chuông này được dựng thời Lý Thánh Tông, vì thế không loại trừ Lương Thế Vinh đã nhầm chùa Diên Hựu với lầu chung trước điện Linh Quang, cũng không loại trừ Ngô Sĩ Liên nhầm chùa Diên Hựu với lầu chuông trước điện Linh Quang. Người viết phỏng đoán rằng: chùa Diên Hựu và lầu chuông là 2 kiến trúc khác nhau, ngoài 2 kiến trúc này có thể còn nhiều kiến trúc tương tự như vậy được dựng thời Lý.
Chúng ta có thể biết sư Thiền Tuệ (禪 慧) người tư vấn cho Lý Thái Tông dựng kiến trúc đang bàn là ai không ? Chữ 禪 có âm Hán Việt là Thiền và Thiện. Chữ 慧 có âm Hán Việt là Huệ và Tuệ. Như thế tên sư có thể là Thiền Tuệ và cũng có thể là Thiện Huệ. Về tên Thiện Huệ thì người viết thấy trong Thiên uyển tập anh có chép.
Truyện thiền sư Lâm Huệ Sinh: Nguời Đông Phù Liệt, họ Lâm tên Khu, Lý Thái Tôn nghe tiếng sai sứ đến mời, sư cố từ không được, nên đến lần thứ hai, sư mới về kinh. Gặp mặt, vua rất mừng, phong làm Nội cung phụng tăng sắc trụ trì chùa Vạn Tuế, kính thành Thăng Long, rồi phái làm Đô tăng lục. Bấy giờ các vương công như: Phụng Yết Thiên Vương, Thái tử Vũ Uy, Hỷ Từ, Thiện Huệ, Chiêu Khánh và Hiển Minh, Thượng tướng Vương Cường, Thái sư Lương Nhậm Văn, Thái bảo Đào Xử Trung và Tham chính Kiều Bồng đều tới lui hỏi đạo, lấy lễ thầy trò đãi sư, năm 1064 sư tịch.
Bản dịch người viết dùng của thầy Lê Mạnh Thát. Theo thầy Thiện Huệ là một trong các vị vương hầu, xem những cái tên được liệt kê thì thấy rằng có đủ mọi chức tức. Người viết lại thấy có nhiều chỗ viết thành: Thiện Huệ Chiêu Khánh. Như thế cũng không loại trừ trường hợp vị vương hầu Chiêu Khánh đồng thời là thiền sư Thiện Huệ. Có khi nào thiền sư Thiền Tuệ trong Toàn thư chính là Thiện Huệ Chiêu Khánh trong Thiền uyển tập anh không ?
Việt điện u linh chép truyện thần Hậu Thổ phu nhân như sau: Báo Cực truyện chép xưa kia, Lý Thánh Tông nam chinh Chiêm Thành, đến cửa biển Hoàn Hải thì gió to sóng lớn, thì mộng thấy người con gái tới xin giúp, vua tỉnh đem chuyện kể với mọi người, tăng thống Huệ Lâm Sinh tâu: người con gái nói thác trên cây, bây giờ nên tìm cây. Vua cho là phải sai người đi tìm, thấy cái cây đầu giống hình người như trong mộng, đặt lên thuyền gió bỗng yên. Khi thắng Chiêm Thành, thuyền về chốn cũ, vua sai lập đền thì gió lại nổi, Huệ Lâm Sinh tầu: vị thần này muốn được lập đền ở kinh sư, gió bỗng yên, vua truyền co dựng đền tại làng An Lãng.
Vì rằng Thánh Tông đánh Chiêm Thành năm 1069 mà thiền sư Huệ Sinh mất năm 1064 nên thầy Lê Mạnh Thát cho rằng: có thể Huệ Sinh theo Lý Thái Tông đánh Chiêm Thành năm 1044, nhưng Việt điện u linh chép nhầm thành Lý Thánh Tông.
Cũng ta cũng thấy rằng có nhiều chi tiết khá giống với ghi chép của Toàn thư như: vua mộng rồi nói lại với quần thần và có sư tư vấn, cây hình người có cấu trúc trụ. Lưu í rằng Toàn thư chép là Trước Đây, như thế việc Lý Thái Tông mộng thấy vị phật dắt ngài lên đài sen xảy ra trước tháng 10/1049. Chắc rằng sự kiện là một, nhưng được truyền vào dân gian nên hình thành nên các câu chuyện khác nhau. Cũng không loại trừ ghi chép của Toàn thư là một dạng cố định của truyền thuyết dân gia mà Ngô sử gia thu lượm được và một tiếp biến khác là việc Lý Thánh Tông chưa có con, mộng thấy phật đưa cho đứa bé, do vậy mà hoàng hậu có thái được Nhất trụ tự bi (1665) do hòa thượng Lê Tất Đạt ghi lại.
Việt sử lược chép tháng 9/1105 xây 2 tháp bằng sứ trắng ở chùa Diên Hựu. Toàn thư cũng chép như thế, nhưng sau đó nói thêm việc đào ao Linh Chiểu và Bích Trì. Rõ ràng là Toàn thư đã chép nhiều hơn các công việc so với Việt sử lược, nhưng thực khó để Việt sử lược chép thiếu, e rằng trong việc sao chép hoặc dùng từ, Toàn thư đã nhầm chữ 時 (thời, thì) đúng có lẽ phải là chữ Sơ.
Lại thêm, bia tháp Sùng Thiện Diên Linh soạn hoàn thành năm 1121 nên không loại trừ khả năng năm 1072 Linh Cảm hoàng hậu chỉ đào ao Linh Chiểu, dựng hành lang và đào ao Bích Trì, đến 1105 thì cho dựng thêm 2 tháp bằng sứ trắng tại 2 bên cầu, nhưng tới khi Nguyễn Công Bật soạn bia tháp đã gộp chung lại.
Nhưng dù thế nào thì với tất cả những sử liệu, chùa Diên Hựu cho tới năm 1121 có cấu trúc gồm: 1 cái ao hình vuông tên là Linh Chiểu (về Linh Chiểu hay Linh Chiêu xin xem bài viết của tiến sĩ Trần Trọng Dương, người viết xin không bàn, nên tạm dùng tên phổ biến, để người đọc dễ tiếp nhận) trên ao có 1 cột đá, trên cột đá là hoa sem, trên hoa sen có 1 ngôi lầu, trong lầu có 1 pho tượng, xung quanh ao là đất, trên đất dựng hành lang, xung quanh đất đào 1 ao khác tên là Bích Trì. Có cầu cong dẫn qua ao để ra sân, tại sân dựng 2 tháp bằng sứ trắng ở 2 bên cầu. Và theo như lời của Lương Thế Vinh thì trải từ Lý Trần Hồ tới Lê, mấy trăm năm vẫn nguy nga tồn tại, xem thế chùa Diên Hựu không bị phá hủy nặng nề ảnh hưởng tới cấu trúc cơ bản của nó. Nói cách khác thực khó để cho rằng đã có 8 cái cột được dựng như trong đồ hình mandala.
Còn có rất nhiều chi tiết trong sử liệu chưa khai thác được, nhưng do người viết chưa đủ kiến thức để hiểu những chi tiết ấy nên xin để sau này sẽ làm rõ hơn. Tạm thời người viết xin phác thảo tiến trình của chùa Diên Hựu như sau: vào năm 1049 được tư vấn của thầy trò Thiện Huệ Chiêu Khánh, Lý Thái Tông đã dựng cột đá trên là đài sen có đặt tượng phật, đến năm 1072 Linh Cảm hoàng hậu cho dựng thêm lầu trên đài sen, rồi đào ao Linh Chiểu, hành lang bao quanh và ao Bích Trì, năm 1080 Linh Nhân thái hậu cho đúc chuông nhưng không treo, đến năm 1105 cho dựng thêm 2 bảo tháp, suốt nhiều năm cho tới thời Lê cấu trúc cơ bản của chùa không thay đổi.